Yêu cầu
Heo đực giống có đặc tính cải tiến, năng suất vượt trội so với các giống trước đó. Đáp ứng được thị hiếu của người chăn nuôi về mọi mặt. Người nuôi cần nắm được nguồn gốc heo nái, tránh hiện tượng phối giống đồng huyết, cận huyết gây giảm năng suất.
Heo giống quyết định chất lượng đàn heo con Ảnh: Xuân Trường
Một con heo đực giống có ảnh hưởng đến sức sản xuất của 40 - 50 heo nái khi cho phối giống trực tiếp và có ảnh hưởng gấp 10 lần khi sử dụng kỹ thuật gieo tinh nhân tạo. Như vậy, mỗi năm một con heo đực giống tốt có thể ảnh hưởng tới hàng nghìn con thế hệ sau.
Cách chọn
Từ 2 - 4 tháng tuổi: Đây là thời điểm heo bắt đầu phát dục, tùy theo giống ngoại hay lai, cần kiểm tra trọng lượng (lúc này heo đực giống sẽ có trọng lượng khoảng 40 - 60 kg), ngoại hình, tốc độ tăng trưởng, sức đề kháng với bệnh tật…
Heo 7 - 8 tháng tuổi: Giai đoạn bắt đầu phối giống. Kiểm tra các đặc điểm ngoại hình, tinh hoàn, tính dục, tính tình…
Chọn theo ngoại hình, khả năng sinh trưởng, phát dục, năng suất, quy trình nuôi.
Ngoại hình và thể chất: Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lưng thẳng, ngực nở, cơ thể rắn chắc, da có độ đàn hồi tốt. Thân hình cân đối, không béo hay gầy, 4 chân thẳng, chắc chắn, không dị tật, đi bằng móng. Heo đực có vú đều và cách xa nhau, ít nhất 6 cặp vú trở lên. Bộ phận sinh dục (2 dịch hoàn) lộ rõ, nở căng và đều nhau. Đực giống phàm ăn, tăng trọng tốt, tính dục hăng, không xuất tinh quá sớm.
Việc xem lý lịch đời ông bà, cha mẹ của con đực giống là rất cần thiết. Những quy định tiêu chuẩn cho dòng cha mẹ giống tốt là nhiều nạc, ít mỡ, độ dày mỡ lưng mỏng (dưới 3 cm), dài đòn, đùi và mông to. Chọn heo đực giống từ đàn có heo mẹ đẻ sai (10 - 12 con/lứa), có ngoại hình và đặc điểm giống đặc trưng, nổi trội nhất trong đàn, trọng lượng cai sữa (45 ngày) đạt ít nhất 15 kg, tiêu thụ thức ăn thấp, khoảng 3,2 - 3,5 kg thức ăn/kg tăng trọng, ăn khỏe, sức đề kháng tốt. Lượng tinh dịch xuất mỗi lần đạt từ 15 - 50 cc.
Heo đực giống đó được chọn phải được theo dõi rõ ràng về các mặt sau: Sinh trưởng phát dục tốt từ cai sữa đến lúc trưởng thành; trước khi được phối giống lần đầu, heo đực giống phải đạt tiêu chuẩn cấp I (C1) trở lên, hàng năm phải giám định giống và xếp cấp lại cho từng heo đực giống; heo đực hậu bị muốn bán làm giống cần phải có giấy chứng nhận của cơ quan quản lý heo giống cấp. Heo đực giống khi xuất bán cần phải được khảo sát theo phương pháp kiểm tra đời sau.
Để chọn được heo nái tốt cần chú ý các đặc điểm sau:
- Trước tiên phải chọn theo gia phả, những con sữa tốt, sai con, mau lớn… sẽ đẻ ra đàn con, cháu mang những đặc điểm di truyền tốt.
- Chọn ngoại hình tốt: Đòn dài, đùi to, mỡ lưng mỏng (đo bằng máy siêu âm), mông lớn (đo bằng thướt kẹp) cho dễ đẻ, bụng thon, vai nở, ngực sâu, bộ khung xương vững chắc, đi trên ngón, không đi trên bàn, móng chân đều chắc chắn, không có móng dài móng ngắn, không có khuyết tật. Bước đi nhanh nhẹn không.
Heo đực giống tốt phải có tổ tiên ông bà, bố mẹ tốt, có lý lịch rõ ràng và những con heo tổ tiên đó phải là đều đủ tiêu chuẩn để làm giống. Đồng thời tiến độ di truyền hàng năm thông qua các thế hệ có chiều hướng tăng dần. |
Dũng Phạm/nguoichannuoi.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;