Học tập đạo đức HCM

Bệnh phân trắng trên tôm và cách phòng ngừa

Thứ sáu - 16/06/2017 11:03
(Thủy sản Việt Nam) - Phân trắng là loại bệnh phổ biến trong tôm nuôi thường bắt đầu gặp từ thời điểm tôm nuôi được 50 ngày trở đi. Bệnh phân trắng khó trị dứt điểm và hiện nay vẫn chưa có một biện pháp cụ thể hữu hiệu nào điều trị hội chứng này.

Về cơ chế gây bệnh, các tác nhân gây bệnh tấn công hệ thống gan tụy và đường ruột làm tổn thương và làm giảm chức năng hoạt động của các cơ quan này dẫn đến tôm không hấp thụ được thức ăn, kèm theo đó lại bị tấn công bởi các tác nhân cơ hội khác khiến tôm chết. Quan sát hệ thống gan tụy trên tôm bệnh thấy, các tế bào epithelial trong ống gan tụy bị bong tróc, sau đó tập trung lại tại phần nối giữa gan tụy, dạ dày và ruột giữa trước khi bị đẩy ra ngoài. Phân tích phân tôm thấy, thành phần chủ yếu là lipid, một số cấu trúc của hệ thống gan tụy và đường ruột và thường thấy có cả ấu trùng cũng như xác của Vermiform, một loại ký sinh trùng được xác là một trong những tác nhân gây ra bệnh phân trắng (được cho là nhìn giống một loài Gregarines) (Sriurairatana S, et al. 2014). Ngoài ra, có sự hiện diện nồng độ cao các nhóm vi khuẩn trong hệ thống gan tụy, đường ruột và phân tôm thuộc các nhóm Vibrio parahaemolyticus, Vibrio fluvialis, Vibrio alginolyticus,  Vibrio mimicus, Vibrio vulnificus, Vibrio cholera và Vibrio damselae (Limsuwan, 2010). Năm  2010, một báo cáo từ nghiên cứu nguyên nhân bệnh phân trắng của nhóm Ha và cộng sự  phát hiện vi bào tử trùng Microsporidian Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là tác nhân gây lên bệnh phân trắng.

Triệu chứng của ao tôm bị bệnh phân trắng

- Tôm giảm ăn, màu sắc chuyển sang màu sậm hơn

- Gan tụy chuyển màu lợt, mềm nhũn; Ruột và phân chuyển sang màu vàng hoặc trắng

- Tôm mềm vỏ

- Mang chuyển sang màu tối

- Xuất hiện các sợi phân trắng hoặc vàng nâu tại nhá hoặc nổi trên mặt ao và dồn vào góc ao hoặc cuối hướng gió.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh thường xuất hiện tại các ao nuôi có những đặc điểm sau: (Arief Taslihan, 2015)

- Tảo tàn trước đó, nồng độ NH3 cao

- Xuất hiện tảo lam

- Nồng độ các chất hữu cơ cao > 100 ppm

- Nồng độ Vibrio cao > 1 x 102 CFU/ml

- Độ kiềm < 80 ppm và > 200 ppm

- Nồng độ ôxy < 3 ppm trong thời gian dài

- Nhiệt độ > 320C.

Các nhóm tác nhân gây bệnh (theo Soraphat Panakorn)

- Nhóm Vibrio

- Nhóm độc tố gây tổn thương hệ thống gan tụy và đường ruột gồm:

+ Độc tố bởi các loại khí độc: NH3, H2S

+ Độc tố bởi nấm từ thức ăn: Thức ăn trong mùa mưa, điều kiện bảo quản không tốt khiến độ ẩm cao và sản sinh ra các loại nấm mốc tiết độc tố

+ Độc tố bởi tảo độc (Cyanobacteria)

+ Microsporidian Enterocytozoon hepatopenaei (EHP)

+ Các cấu trúc của nhóm tảo Silica diatom: Do có lớp vỏ cứng sắc nhọn khi chết khiến hệ tiêu hóa bị tổn thương

+ Ký sinh trùng Gregarine)

Có thể một trong các nhân tố trên gây tổn thương hệ thống gan tụy trước, sau đó các tác nhân khác tấn công tiếp theo khiến tôm nhiễm bệnh.

Cá giải pháp phòng ngừa và điều trị

Điều trị:

- Ngừng cho ăn hoàn toàn trong vòng 1 - 2 ngày

- Chạy quạt tăng cường ôxy nhiều nhất có thể

- Thay nước  sạch đã xử lý 30 - 50% (Chú ý thay chậm để không làm tôm sốc)

- Tìm các giải pháp phù hợp để làm giảm nồng độ các chất hữu cơ trong ao (nếu ao thường xuyên xi phông thì dùng chất lắng tụ rồi xi phông sạch ra ngoài. Trường hợp ao không được xi phông trước đó thì chỉ dùng vi sinh, không được làm xáo trộn đáy ao khiến khí H2S khuếch tán vào nước gây chết tôm);

- Sử dụng vi sinh với liều cao gấp 3 lần so với liều bình thường xử lý nước và đáy ao

- Trộn xen kẽ các nhóm vi sinh tiêu hóa và tỏi (10g/kg)  vào thức ăn để cho tôm ăn (không trộn tỏi cùng vi sinh vì tỏi có thể làm bất hoạt vi sinh)

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên trong vòng 5 ngày liên tục.

Phòng ngừa:

- Kiểm soát Vibrio trong ao bằng cách luôn duy trì nồng độ thấp các chất hữu cơ, là nguồn dinh dưỡng cho Vibrio phát triển như: Quản lý lượng thức ăn ăn đúng nhu cầu và theo nhiệt độ nước, xi phông loại bỏ chất thải, duy trì mật độ tảo, sử dụng vi sinh phân hủy các chất hữu cơ đáy ao và nước;

- Cho ăn lượng thức ăn theo nhiệt độ nước: Khi nhiệt độ nước tăng cao > 320C, tôm thường ăn nhiều hơn nhưng thời gian thức ăn đi qua hệ thống tiêu hóa rất ngắn làm tăng lượng chất thải trong ao. Nhiệt độ cao cũng làm vi khuẩn phát triển nhanh hơn. Do vậy, khi nhiệt độ nước tăng cao, không tăng lượng thức ăn theo cách kiểm tra nhá thông thường;

- Bổ sung đầy đủ các chất tăng cường sức khỏe của tôm như vitamin và khoáng chất thiết yếu;

- Bảo quản tốt và kiểm tra hạn dùng của thức ăn, độ ẩm, nấm mốc;

- Kiểm soát tốt các loài tảo độc, độ kiềm trong ao;

- Luôn duy trì cân bằng hệ vi khuẩn có lợi trong ao bằng việc bổ sung thường xuyên vi sinh và duy trì hàm lượng ôxy lớn hơn 5 ppm.

Vũ Văn Phú - Giám đốc kỹ thuật 
http://thuysanvietnam.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập712
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại770,105
  • Tổng lượt truy cập93,147,769
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây