Cụ thể, thử nghiệm đã tiến hành xác định hàm lượng cao tự nhiên của hai chất chính là cytokine và chemokines có trong máu ở những con gà trống. Theo Christi Swaggerty - Nhà vi trùng học của ARS tại Đơn vị Nghiên cứu An toàn thực phẩm và Thức ăn chăn nuôi, cytokine và chemokines là các chất đã thúc đẩy phản ứng miễn dịch bẩm sinh của gà. Chính những chất này đã bảo vệ gà khỏi các mầm bệnh liên quan đến vệ sinh, tiêm chủng, an toàn sinh học và sử dụng kháng sinh và các thuốc khác. Trong đó, có một số con gà có phản ứng miễn dịch mạnh mẽ và hiệu quả đặc biệt và có thể chống lại mầm bệnh,
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng thử nghiệm nhằm chọn ra những con gà trống để nuôi thành một giống gà thịt kháng bệnh. Sau đó, những con gà thịt có sức đề kháng này được cho tiếp xúc với một số mầm bệnh. Họ so sánh nhóm kháng với một nhóm gà thịt dễ mắc bệnh được nuôi từ những con gà trống với hàm lượng thấp cytokine và chemokine. Các kết quả được công bố cho thấy, những con gà thịt dễ mắc bệnh có nhiều mầm bệnh và dấu hiệu nhiễm trùng hơn nhóm kháng. Với khả năng kháng bệnh cũng có nghĩa là gà sẽ ít nhiễm bệnh hơn ở nhà máy chế biến và sự an toàn của người tiêu dùng được cải thiện, Swaggerty cho biết thêm. Trước đó, Swaggerty và các đồng nghiệp đã nghiên cứu tính di truyền của sức kháng của gà đối với các tác nhân gây bệnh bệnh thực phẩm như Salmonella và Campylobacter. Một số loài của hai vi khuẩn này cùng nhau gây ra 2 - 3 triệu trường hợp mắc bệnh thực phẩm ở người tiêu dùng ở Mỹ và 450 - 500 ca tử vong hàng năm. Một bệnh gia cầm khác, coccidiosis do ký sinh trùng đơn bào Eimeriagây ra cũng là một mối đe dọa đáng kể cho gần 9 tỷ con gà thịt ở Mỹ.
Với việc áp dụng thử nghiệm mới này, các nhà chăn nuôi gia cầm thương phẩm có thể chọn ra những con gà có phản ứng miễn dịch mạnh và sử dụng chúng để chọn lọc một đàn gia cầm khỏe mạnh hơn. Với sức kháng như vậy, đặc biệt là trong tuần sống đầu tiên của gà, có thể làm giảm chi phí liên quan đến an toàn thực phẩm và sức khỏe động vật.
Nguồn: nguoichannuoi.com
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;