Học tập đạo đức HCM

Đừng để rét đậm, rét hại khiến nông dân mất “đầu cơ nghiệp”!

Thứ hai - 12/01/2015 03:35
Trong điều kiện rét đậm rét hại, chính quyền địa phương cần có biện pháp phòng phòng chống đói rét cho gia súc.

Với người nông dân từ bao đời nay, con trâu luôn được xem “là đầu cơ nghiệp”. Vì vậy, việc bảo vệ sức khỏe của con vật nuôi nhiều giá trị này luôn được bà con ưu tiên hàng đầu. Trong điều kiện thời tiết bất lợi, rét đậm rét hại, nhiệt độ giảm sâu, nhiều nơi ở miền núi cao đã xuất hiện băng giá thì việc hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các biện pháp chủ động phòng chống đói, rét cho đàn gia súc, trong đó có trâu bò - "đầu cơ nghiệp" của người nông dân là điều hết sức cấp bách.            

Có thể nói mấy năm gần đây, nhờ chủ động hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng tránh rét cho vật nuôi và cây trồng nên số lượng trâu bò bị chết đói, chết rét trong những tháng mùa đông đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm, bởi đã sản xuất nông nghiệp thì dù ít, dù nhiều cũng không thể không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thời tiết. Thêm vào đó là việc tổ chức sản xuất thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu không phải ai cũng làm được, nếu không có sự hướng dẫn, hỗ trợ của các ngành chức năng.

 

Tranh thủ những ngày nắng ấm trước đó, người dân Lào Cai sơ tán trâu bò đi tránh rét

 

Ở miền Bắc nước ta, nhất là các tỉnh miền núi cao như Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Sơn La… vào vụ đông xuân, nhiệt độ xuống thấp, cùng với sương muối (thậm chí có tuyết) làm cho thời tiết trở nên khắc nghiệt, lạnh giá kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi cây trồng, nhiều nơi cỏ cây bị chết, nguồn thức ăn tự nhiên không còn. Đói và rét là hai nguyên nhân chính dẫn đến trâu bò thả rông bị ốm, chết nhiều nhất. Ngay cả trâu bò nuôi trong chuồng, nếu không có biện pháp che chắn, sưởi ấm cẩn thận, không chuẩn bị đủ lượng thức ăn cần thiết thì cũng sẽ bị gầy yếu, không đủ sức đề kháng và có thể chết rét. Với người nông dân, “con trâu là đầu cơ nghiệp”. Với giá từ 20 đến 30 triệu đồng một con trâu, bò trưởng thành, nếu như để vài ba con trâu, bò bị chết rét, một gia đình nông dân sẽ dễ dàng lâm vào cảnh đói nghèo chỉ sau một mùa Đông.

Những thiệt hại và ảnh hưởng do tình trạng trâu bò chết rét đối với đời sống và sản xuất của nông dân, nhất là đồng bào miền núi là vô cùng to lớn. Thế nhưng, không phải ai cũng ý thức hết được điều này. Trong điều kiện thời tiết bất lợi, rét đậm rét hại như hiện nay, cần tăng cường tuyên truyền phổ biến cho người dân biện pháp phòng chống đói rét cho gia súc. Các cấp chính quyền, ngành chức năng cần quan tâm thực hiện việc nay ngay từ đầu vụ với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, phòng đói rét cho trâu bò, gia súc phải được chuẩn bị từ xa. Đó là chủ động chăm sóc sức khỏe cho trâu bò thông qua việc vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng vắc xin phòng bệnh định kỳ. Chủ động chế biến, bảo quản và dự trữ thức ăn cho gia súc trước mùa mưa lạnh, đảm bảo đủ thức ăn trong vụ đông xuân. Không thả rông gia súc hoặc chăn thả gia súc khi trời mưa, gió lạnh; có biện pháp che  chắn chuồng trại, tránh gió lùa, khi nhiệt độ xuống quá thấp, hạn chế không cho trâu bò gầy yếu cày bừa, giữ gia súc trong chuồng, đốt lửa sưởi ấm đúng cách, cung cấp đủ cỏ và các loại thức ăn bổ sung cho trâu bò ăn để tăng cường sức chống chọi với giá rét.

Kinh nghiệm cho thấy, ở đâu chính quyền và ngành chức năng quan tâm hướng dẫn, sâu sát đôn đốc, kiểm tra, kết hợp phổ biến những cách làm tốt thì ở đó, việc phòng chống đói, rét cho đàn gia súc sẽ đạt hiệu quả cao. Những mô hình trồng cỏ voi, gieo ngô xen trong đá làm thức ăn cho trâu bò trong mùa Đông của đồng bào vùng cao các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa (tỉnh Quảng Bình), hay đồng bào các dân tộc trên cao nguyên đá Hà Giang; Cách làm nhà trữ rơm khô để trâu bò có đủ thức ăn trong mùa đông như đồng bào H’re ở các huyện Ba Tơ, Sơn Hà (Quảng Ngãi); Việc đưa trâu xuống vùng thấp tránh rét, hay làm nhà trình tường  che chắn gió mưa cho đàn trâu của đồng bào Mông, Dao ở các huyện vùng cao như Sa Pa, Bát Xát của tỉnh Lào Cai .... là những mô hình phòng chống đói rét cho trâu bò hiệu quả cần được nhân rộng để mọi người cùng làm.

Đồng bào miền núi vùng cao vốn không quen với những lời hoa mỹ, nhưng chỉ cần những gì dễ nghe, dễ hiểu và dễ làm theo mà giữ được con trâu, con bò không chết rét trong điều kiện thời tiết bất lợi, thì bà con luôn sẵn sàng làm theo, để không mất đi những "đầu cơ nghiệp" quý giá!./.

Vân Thiêng/VOV-Trung tâm Tin
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập705
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại771,837
  • Tổng lượt truy cập93,149,501
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây