Học tập đạo đức HCM

Giải pháp giúp tôm giống thích nghi trước khi thả vào ao

Thứ tư - 02/11/2016 07:38
Quá trình nuôi tôm bao gồm nhiều bước tuần tự chính, từ mua tôm giống (PL) từ các trại giống, ương giống đạt đến kích thước thương mại trong một loạt các hệ thống nuôi (bể, ao, kênh), yêu cầu việc quản lý đầu vào và giám sát liên tục, và với cường độ sản xuất khác nhau (từ mở rộng tới siêu thâm canh).

Ngoài ra còn có một số bước ít đáng chú ý hơn trong thời gian ngắn hơn nhiều (một vài giờ đến vài ngày) nhưng các bước này có thể liên quan lớn đến sự thành công hay thất bại chung của quá trình. Một trong các bước này là làm cho tôm giống thích nghi với điều kiện môi trường hiện tại trong các hệ thống nuôi thương phẩm, mà thường rất khác so với các điều kiện tại các trại giống.

Sự thay đổi đột ngột về điều kiện môi trường có thể gây ra stress, trong đó, mặc dù có thể không làm tôm chết nhưng vẫn có thể dẫn đến tốc độ tăng trưởng chậm hơn và giảm năng suất và lợi nhuận vào cuối chu kỳ sản xuất.

Điều kiện sản xuất tôm giống diễn ra trong một môi trường tương đối an toàn, có thể kiểm soát với nhiệt độ nước và độ mặn ổn định và dễ chịu, nơi thức ăn luôn có sẵn. Hầu hết người nuôi tôm dành nguồn lực và nỗ lực đáng kể trong việc chuẩn bị ao để thả nuôi tôm giống vào một môi trường nuôi thương phẩm với điều kiện môi trường tốt nhất có thể, như không có những kẻ săn mồi, đối thủ cạnh tranh và stress, và với nguồn cung cấp phong phú sinh vật làm thức ăn cho tôm.

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi từ các điều kiện ương trứng sang nuôi thương phẩm như bể và ao hồ, nơi mà các điều kiện về nước có thể thay đổi liên tục hoặc thay đổi không lường trước được (ngày/đêm, mùa khô/mùa mưa theo chu kỳ sản xuất) có thể gây chấn thương tâm lý và stress đối với tôm giống trừ khi quá trình chuyển đổi diễn ra dần dần và stress được giảm thiểu. Bài viết này sẽ xem xét một số các khía cạnh chính của quá trình giúp tôm giống thích nghi, một bước quan trọng để nuôi tôm thành công.

Đánh giá sức chịu đựng của tôm giống

Có thể có sự thay đổi đáng kể trong sức khỏe hoặc sự chịu đựng của tôm giống được ương tại trại giống, và các tác giả khác nhau đã cho rằng lịch trình thích nghi phải được thiết kế riêng đảm bảo tôm giống khỏe mạnh, tại nơi mà các con tôm giống khỏe mạnh hơn có thể thích nghi với một tốc độ nhanh hơn so với các con tôm giống yếu. Các kiểm tra stress khác nhau đã được sử dụng đối với một loạt các con tôm giống và xác định sức chịu đựng của tôm giống đến đâu nhằm quyết định một lịch trình thích nghi phù hợp. Các xét nghiệm hoặc những kiểm tra này thường sử dụng một mẫu gồm 100-200 con tôm giống cho trải qua sự thay đổi về nhiệt độ, thẩm thấu và /hoặc những thay đổi về hóa học trong vòng 1-4 giờ và đếm số tôm giống còn sống.

Một biện pháp kiểm tra được Clifford đề xuất(Proceedings of the Special Session on Shrimp Farming. World Aquaculture Society, Baton Rouge, LA. U.S.A. 1992). Ông đề nghị một phương pháp “stress test” tiêu chuẩn, nơi mẫu các con tôm giống được đặt trong một thùng chứa hoặc một bể chứa, và độ mặn của nước và nhiệt độ được đồng thời đưa xuống tương ứng đến 20 ppt và 10 độ C trong 4 giờ (một thử nghiệm kéo dài dưới 4 giờ không tính được đầy đủ tỷ lệ chết của tôm giống).

Một cách khác của thử nghiệm này là sử dụng phoóc-môn nồng độ 100-150 ppm. Một tỷ lệ sống 80-100% tôm giống được thử nghiệm cho thấy tôm giống chất lượng cao, với tỷ lệ sống 60-79% được coi là chấp nhận được, và tỉ lệ sống dưới 60% chứng minh hoặc loại bỏ số tôm giống này hoặc giữ số tôm giống này trong các trại giống thêm vài ngày nữa để thử cải thiện sức khỏe và chất lượng của tôm giống.

Một biến thể khác để đánh giá sự thích nghi của tôm giống là bài kiểm tra stress do Brock và Main đề xuất (The Oceanic Institute. Honolulu, HI. UNIHI-SEAGRANT-CR-95-01. 241 p. 1994). Trong một hoặc hai tham số (nhiệt độ và/hoặc độ mặn) của bài kiểm tra về sự thích nghi, 100 con tôm giống thu thập ngẫu nhiên được đặt trong một thùng chứa 10-15 lít nước ở 22 độ C và 5 ppt (hai thông số của bài kiểm tra) hoặc tại nhiệt độ môi trường xung quanh của trại giống và độ mặn 0-1 ppt. Các con tôm giống được sống trong điều kiện này trong 1 giờ, và người ta đếm những con tôm giống còn sống (những con bơi và phản ứng bình thường). Mẫu tôm giống được cho là đáp ứng yêu cầu nếu tỷ lệ sống là 80% hoặc cao hơn.

Môi trường và trang thiết bị giúp thích nghi

Việc chuẩn bị môi trường và thiết bị thích hợp giúp tôm giống thích nghi là một bước vô cùng quan trọng. Nhiều tác giả khác sau đó đã xem xét vấn đề này và một số điểm chính được đề cập dưới đây. Môi trường thích nghi - bao gồm tất cả các thùng chứa và các hồ chứa nước, thiết bị khác (lưới, xi phông, xô, ống, và những thiết bị khác) - phải được rửa thật sạch và khử trùng bằng cách chà bằng clo hoặc các chất khử trùng khác, rửa sạch nhiều lần và nếu có thể thì phơi khô dưới ánh sáng mặt trời.

Không nên nhấn mạnh quá mức tầm quan trọng của việc có thiết bị đúng chức năng và thiết bị hiệu chuẩn để giám sát các thông số nước (nhiệt độ, độ mặn, độ pH, oxy hòa tan) trước khi ấu trùng tôm được thả vào môi trường thích nghi. Việc tìm ra một thiết bị đo khúc xạ chưa được hiệu chỉnh đúng cách hoặc một màng thăm dò không hoạt động tốt là do quá trình chuẩn bị, không phải trong thời gian thích nghi của tôm giống.

Khuyến khích có thiết bị dự phòng, khi có thể, đặc biệt đối với các thiết bị quan trọng như thiết bị sục khí (và nguồn cung cấp điện năng cho thiết bị) và máy đo khúc xạ. Tất cả các thiết bị phải có sẵn trước khi mang tôm giống đến, bao gồm nguồn thức ăn đầy đủ (thức ăn thương mại có sẵn và có chất lượng cao) và/hoặc Artemia đông lạnh, và các chất ức chế amoniac, than hoạt tính, các vật đệm và những thiết bị khác.

Các bước thích nghi chung

Các bước thích nghi chung đã được công bố nhiều năm qua, bao gồm: độ mặn tăng/giảm không quá 3 ppt mỗi giờ; Mật độ là 1.000-5.000 ấu trùng tôm mỗi gallon (khoảng 260-1,300 ấu trùng tôm/1 lít nước); tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột (hơn 3-4 độ C); duy trì nồng độ oxy hòa tan ở mức 6-7 ppm.

Có thêm một số tài liệu gần đây xem xét và mô tả các bước giúp tôm giống thích nghi, và hầu hết các trang trại nuôi tôm phát triển và thực hiện các cách riêng của họ phù hợp với điều kiện chung, nguồn lực và cách thức quản lý của từng trang trại. Việc giúp tôm giống thích nghi có thể được thực hiện theo những cách khác nhau.

Ví dụ, tại một số trang trại khi sự khác biệt về độ mặn và nhiệt độ giữa các ao hoặc bể chứa thả nuôi tôm và môi trường nước chứa tôm giống được vận chuyển đến là tối thiểu (> 3-4 ppt; 1-2 độ C), việc giúp tôm thích nghi có thể đơn giản là đặt các túi nhựa được sử dụng để vận chuyển tôm giống trong ao nuôi 30-60 phút (sau khi tạo các lỗ nhỏ trên các túi) và sau đó thả các con tôm giống này, mặc dù phương pháp này không được khuyến cáo sử dụng.

Việc giúp tôm giống thích nghi cũng có thể được bắt đầu trên đường vận chuyển (từ trại giống đến trang trại) nếu tôm giống được vận chuyển với số lượng lớn trong các thùng chứa lớn thông qua việc thêm nước từ từ với những đặc điểm mong muốn (nhiệt độ ao, độ mặn, pH) và việc này được hoàn thành khi đến trang trại nuôi tôm. Nhưng nhìn chung, hầu hết các trang trại có hai trạm thích nghi chuyên dụng hoặc sử dụng các trạm tạm thời thiết lập bên cạnh ao thả nuôi tôm, và một số trang trại sẽ có cả hai, hoặc thậm chí cả hệ thống nuôi dưỡng mới hơn đang dần trở nên phổ biến.

Có nhiều biến thể nhưng quá trình thích nghi đặc trưng cơ bản liên quan đến việc giữ tôm giống trong một khoảng thời gian trong bể chứa và từ từ thêm nước từ các ao thả nuôi tôm để cân bằng các thông số khác nhau (chủ yếu là độ mặn và nhiệt độ). Cần đặc biệt chú ý đến việc giảm thiểu tất cả các nguồn tạo stress. Nồng độ oxy hòa tan nên được duy trì gần mức bão hòa, và tôm giống phải luôn luôn được cho ăn và theo dõi chặt chẽ.

Artemia sống và đông lạnh, lòng đỏ trứng nấu chín và các loại thực phẩm khác được sử dụng, nhưng nhìn chung việc sử dụng Artemia sống không được khuyến khích vì có tiềm năng kích thích hành vi ăn thịt đồng loại giữa những con tôm. Mật độ chuyên chở phụ thuộc vào tuổi của tôm giống và thời gian vận chuyển sang môi trường khác, và có thể dao động từ 1,500-3,000 con tôm giống/lít cho tôm giống nhỏ hơn.

Nhiệt độ nước vận chuyển giảm (đến 18-22°C) và việc bổ sung các hợp chất khác nhau vào môi trường nước vận chuyển (bao gồm cả thuốc gây amoniac, bộ đệm và than hoạt tính) sẽ tăng số lượng tôm giống sống sót qua thời gian vận chuyển bị kéo dài. Mật độ thích nghi không nên vượt quá 300-500 tôm giống/lít tùy thuộc vào kích thước tôm giống và thời gian thích nghi.

Độ mặn có thể là thông số quan trọng nhất cần được điều chỉnh trong quá trình giúp tôm giống thích nghi. Các tác giả khác nhau đề nghị mức điều chỉnh độ mặn khác nhau trong quá trình thích nghi của tôm giống; ví dụ, tăng/giảm không quá 3 ppt mỗi giờ. Các tác giả khác đã báo cáo thành công việc sử dụng một lịch trình thích nghi độ mặn trung bình 18-20 giờ ở các trang trại nuôi thương phẩm tại nhiều nước Mỹ Latinh, trong ao nuôi thương phẩm nơi độ mặn mùa mưa dao động 0-2 ppt và 6-10 ppt trong mùa khô.

Lịch trình này liên quan đến thời gian sau: 20 phút (35-15 ppt), 30 phút (15-10 ppt), 60 phút (10-4 ppt), và 120 phút (4-0 ppt). Lịch trình này nên được sử dụng làm cơ sở cho việc phát triển một quy trình nội bộ và cần lưu ý một điều quan trọng rằng tỷ lệ thích nghi thực tế sẽ khác nhau tùy thuộc vào chất lượng, điều kiện và độ tuổi của tôm giống, và cũng tùy thuộc vào độ lớn của sự thay đổi thông số cần thiết, đặc biệt là độ mặn và nhiệt độ, và cũng tùy thuộc vào việc hai thông số này cần phải được điều chỉnh lên hay xuống.

Những thay đổi sinh lý của tôm giống trong quá trình thích nghi

Môi trường nước trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là các bể nuôi ngoài trời, ao và kênh, luôn thay đổi liên tục. Những thay đổi đột ngột và những thay đổi lớn có thể khiến các con tôm giống không có khả năng thích nghi và tồn tại, hoặc là sự tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất bị tổn hại đáng kể.

Các dấu hiệu stress thường thể hiện rõ ràng ở mức độ hành vi và mô học. Các điều kiện như oxy hòa tan thấp và độ mặn thấp là hai thông số quan trọng ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý và trao đổi chất bình thường của tôm giống trong quá trình thích nghi. Nhiều thay đổi sinh lý xảy ra trong quá trình thích nghi của tôm giống trước khi thả vào các hệ thống nuôi vỗ và các nhà quản lý ít nhất phải nhận thức được thay đổi nào là quan trọng nhất, sự liên quan của những thay đổi này và ý nghĩa của chúng.

Dinh dưỡng thích hợp là một khía cạnh quan trọng trong khả năng chịu đựng điều kiện thay đổi của môi trường. Ví dụ, tôm giống được cho ăn một chế độ ăn với lượng HUFAs cao (axit béo không bão hòa cao) nói chung là có thể chịu được tốt hơn sự thay đổi độ mặn trong quá trình thích nghi và chuyển sang hệ thống nuôi vỗ sau khi thả giống. Và việc tiêu thụ oxy có thể thay đổi để đáp ứng với sự thay đổi độ mặn.

Triển vọng

Việc giúp tôm giống thích nghi trước khi thả vào các hệ thống nuôi vỗ khác nhau (ao, kênh, bể chứa) là rất quan trọng và thường bị bỏ qua, đôi khi chỉ được coi là một bước trong quá trình nuôi tôm. Việc xem xét quan trọng nhất trong quá trình thích nghi của tôm giống là các thông số cần được thay đổi từ từ để tôm giống có cơ hội thích nghi dần dần. Nói chung, đối với nhiều thông số, tốc độ thay đổi là quan trọng hơn so với độ lớn của sự thay đổi (trong giới hạn chấp nhận được). Sự ảnh hưởng của tác dụng lẫn nhau có thể cũng cần được xem xét, bởi vì sự thay đổi một tham số (ví dụ, độ mặn, nhiệt độ) có thể mang lại sự khác biệt về độ nhạy cảm so với các thông số khác (ví dụ, oxy hòa tan, amoniac).

Việc giảm thiểu stress phải được ưu tiên hàng đầu trong quá trình thu vớt tôm giống tại các trại giống, vận chuyển đến trang trại, và thông qua các quá trình thích nghi và thả giống, bởi vì các ấu trùng tôm bị stress khi được thả vào môi trường nuôi vỗ, nhiều điều kiện bất lợi hơn môi trường ương trứng- có thể có ít khả năng sống sót, và nếu tôm giống sống sót có thể mang một khiếm khuyết, dẫn đến việc giảm sự sống, giảm tăng trưởng, sản lượng và lợi nhuận.

Nguồn: fistenet.gov.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập424
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm423
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại857,495
  • Tổng lượt truy cập92,031,224
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây