Học tập đạo đức HCM

Kỹ thuật trồng và chăm sóc khoai lang Nhật

Thứ sáu - 04/11/2016 11:04
Hiện nay, khoai lang Nhật được một số nông dân trong tỉnh chọn trồng. Ưu điểm của giống khoai này là năng suất cao, dễ trồng và được thị trường ưa chuộng. Dưới đây là một số phương pháp canh tác giúp cây khoai lang có năng suất chất lượng tốt hơn.
 
 
 
Đặc điểm của khoai lang Nhật là thân to mập, ít phân cành và có màu tím. Khả năng sinh trưởng phát triển mạnh, thời gian sinh trưởng 105 - 120 ngày. Năng suất 9 - 15 tấn/hécta. Dạng củ thuôn dài, vỏ củ nhẵn màu tím, ruột màu vàng đậm. Hàm lượng chất khô 27 - 33%. Phù hợp ăn tươi, chế biến, xuất khẩu.

1/ Chọn giống
- Giống khoai lang để trồng có thể dùng dây hoặc củ. Dây giống phải đảm bảo khỏe mạnh, không sâu bệnh chưa ra rễ và hoa, dây bánh tẻ. Tuổi dây từ 45 - 75 ngày tuổi. Chỉ sử dụng dây đoạn 1 và 2 kể từ ngọn để làm dây giống, độ dài dây giống từ 25 - 30cm.

2/ Thời vụ
- Khoai lang có thể trồng được quanh năm, thích hợp nhất vẫn là trồng vào tháng 2, 3 hoặc tháng 8, 9 hàng năm.

3/ Chuẩn bị đất trồng
- Đất trồng phải được cày bừa kỹ, tơi xốp và làm sạch cỏ, sau đó lên luống rộng từ 1,2 - 1,5m, cao khoảng 35 - 40cm. Lên luống nên chọn hướng Đông Tây là thích hợp nhất.

4/ Cách trồng
- Trồng khoai lang Nhật nên chọn khi đất ẩm, thời tiết mát mẻ.
- Mật độ trồng: thích hợp là từ 38 - 40 ngàn khóm/hécta. Khoảng cách dao động 5 - 6 dây/m chiều dài luống. Trồng hàng đơn, vùi dây giống ở giữa dọc theo luống và nối đuôi nhau. Đồng thời, đoạn dây này song song với mặt luống. Ngọn phải ở trên mặt luống 5 - 10cm (2 đốt), vùi dây độ sâu vùi khoảng 5cm.

5/ Phương pháp bón phân
- Một hécta khoai lang Nhật bón từ 10-15 tấn phân chuồng, 60kg ure, 90kg kali và 30kg phân lân.
- Khi bón phân chia ra thành 3 đợt để cây khoai lang hấp thụ hết lượng phân bón.
- Lần 1: Bón lót tất cả lượng phân chuồng, phân lân và 30% phân đạm, 20% phân kali.
- Lần 2: Bón sau khi trồng khoảng 20 - 25 ngày. Lượng phân bón là 50% phân đạm và 30% phân kali.
- Lần 3: Bón phân sau khi trồng 40 - 45 ngày. Bón tất cả số lượng phân đạm, phân kali còn lại. 

6/ Chăm sóc
- Sau khi trồng khoai lang Nhật được 20 - 25 ngày thì tiến hành xới đất, làm sạch cỏ và kết hợp bón phân lần 2. Đồng thời vun nhẹ vào gốc cho cây khoai lang.
- Sau khi trồng khoai được 40 - 45 ngày,  xới đất, làm sạch cỏ kết hợp bón phân lần 3 và vun nhẹ.
- Thường xuyên giữ đất ẩm, độ ẩm thích hợp khoảng 65 - 80%. Nếu vụ khoai lang gặp khô hạn thì cần phải tưới rãnh cho nước ngập 1/2 - 2/3 luống.
- Sau trồng khoảng 25 - 30 ngày tiến hành bấm ngọn để tăng cường sinh trưởng, phát triển thân lá giai đoạn đầu và tăng cường tích lũy chất hữu cơ. Nhấc dây làm đứt rễ con để tập trung dinh dưỡng về củ. Nhấc dây cần tiến hành thường xuyên, nhấc xong phải đặt đúng vị trí cũ không lật dây, tránh gây tổn thương đến thân lá.
- Thường xuyên thăm đồng phát hiện kịp thời sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

7/ Phòng trừ sâu hại
- Có 2 loại sâu bệnh hay hại khoai lang Nhật là sùng non và bọ trưởng thành. Để giảm bớt sâu bệnh trên cây khoai lang nên trồng luân canh vụ khoai, vụ lúa, vụ bắp. Sau khi thu hoạch gom toàn bộ dây khoai, đặc biệt là những củ khoai đã bị sùng đưa ra khỏi ruộng tiêu hủy để hạn chế bớt mật số sùng ở các vụ sau. Nếu có sẵn nước thì cho nước ngâm ruộng vài ngày diệt sùng, nhộng nằm trong đất. Ngâm hom giống trước khi trồng trong dung dịch thuốc Oncol 20EC (30ml/10 lít nước) hoặc Oncol 25WP (25g/10 lít nước) trong 30 phút, sau đó vớt hom ra để ráo rồi trồng.
- Ở giai đoạn hình thành củ, rắc thuốc hạt Lorsban 15G (6 - 8kg/hécta) kết hợp vun luống khoai cao, phủ kín gốc. Tưới nước sau khi rắc thuốc và thường xuyên tưới đủ ẩm cho luống khoai. Chú ý thời gian cách ly của thuốc Lorsban 15G là 21 ngày.

8/ Thu hoạch
- Khi cây khoai lang có biểu hiện ngừng sinh trưởng, các lá phần gốc ngả màu vàng, bới kiểm tra thấy vỏ củ nhẵn, ít nhựa thì tiến hành thu hoạch. Thu hoạch vào những ngày khô ráo, không làm tổn thương xây xát, bong vỏ ảnh hưởng đến mẫu mã và làm giảm giá trị sản phẩm.

Tác giả bài viết: Nguyệt Hạ

Nguồn tin: hoinongdan.cantho.gov.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập576
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại774,757
  • Tổng lượt truy cập93,152,421
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây