Thức ăn và cách cho ăn
Giai đoạn 1 (từ khi đẻ - 10 tuần): Nhu cầu Protein, năng lượng và khoáng cao, do năng suất sữa cao. Do đó, cần cho ăn khẩu phần thức ăn tinh và cung cấp thức ăn thô chất lượng tốt cho ăn tự do, khẩu phần cần có hàm lượng protein 16 -18%.
Giai đoạn 2 (từ tuần thứ 11 - tuần 20): Giai đoạn này sức ăn của bò tăng lên, nhưng lượng sữa giảm chậm (dưới 10% tháng). Vì vậy, lượng thức ăn tinh cung cấp theo khả năng tiết sữa, tăng dần lượng thức ăn thô, tỷ lệ tinh thô là 35/65 hoặc 40/60, protein trong khẩu phần chỉ cần 14 - 16%
Giai đoạn 3 (từ 21 - 44 tuần): Giai đoạn này sản lượng sữa giảm nhanh nhưng thể trọng tăng khoảng 0,2 kg/con/ngày, khả năng tiêu hóa lượng thức ăn cũng bắt đầu giảm theo sự phát triển của bào thai (giảm tính thèm ăn). Khẩu phần nên giảm lượng thức ăn tinh xuống và tăng lượng thức ăn thô. Tỷ lệ tinh : thô là 15 : 85 hoặc 25 : 75, và đảm bảo hàm lượng protein khoảng 12 - 14%.
Bò cái sau khi đẻ 1 tháng trở đi, phải theo dõi để biết bò động dục trở lại, tốt nhất là sau 2 tháng trở đi mới phối giống. Bò vắt sữa nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, sẽ cho năng suất sữa cao. Người chăn nuôi cần chú ý những điểm sau đây:
Sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng giúp bò tiết nhiều sữa - Nguồn: modernfarmer.com
Chế độ vắt sữa
Những ngày đầu bò mới đẻ thường thường bầu vú còn cứng, do đó lúc vắt sữa phải lấy nước nóng chườm bầu vú cho mềm lại, đồng thời tăng cường xoa bóp bầu 3 - 4 lần/ngày cho đến khi bầu vú bò mềm hẳn thì lúc đó sản lượng sữa mới tăng dần. Chế độ luyện vú phải làm thường xuyên và liên tục trong khoảng 10 ngày. Nếu sữa bò vắt có màu hồng, cần phải giảm bớt lượng thức ăn tinh. Vắt sữa vào những thời điểm nhiệt độ thấp, ổn định, mùa hè là 5 - 6 h sáng và 17 - 18 h chiều. Mùa đông từ 5 h 30 - 6 h 30 sáng và 16 h 30 - 17 h 30 chiều.
Cho bò ăn và vắt sữa đúng giờ tạo phản xạ có điều kiện cho bò sữa và kích thích tiết sữa khi đến giờ được ăn. Giữ yên lặng nơi vắt sữa, không hút thuốc lá, không gây cảm giác khó chịu đối với bò vắt sữa. Dụng cụ vắt sữa sạch, hợp vệ sinh. Trong 7 ngày đầu sau khi đẻ, sữa bò chỉ cho bê uống, không sử dụng làm sữa hàng hóa.
Quy trình vắt sữa: Đưa bò vào vị trí vắt, cho bò ăn thức ăn tinh theo khẩu phần. Cố định cổ cột chân bò. Sau đó, rửa vú bằng nước sạch, dùng khăn lau khô, vắt mỗi vú vài tia sữa vào miếng vải đen để kiểm tra viêm vú (nếu lợn cợn là bị viêm). Trước khi bắt đầu vắt sữa, lấy ngón trỏ đến ngón út nắm giữa 2 bầu vú bên trái, ngón cái làm chuyển động toàn thân bầu vú trái. Sau đó hai nữa bàn tay chuyển sang bầu vú phải, ở đây hai ngón cái nắm ở bầu vú bò và hai bàn tay làm chuyển động tròn theo bầu vú gây kích thích cho con vật bình tỉnh đứng yên, sữa trên bể dồn xuống 4 núm vú, kích thích sữa xuống và bò bình tĩnh cho vắt sữa.
Chăm sóc, nuôi dưỡng
Cung cấp đủ nước uống: Bò sữa cần có đủ nước uống và nhu cầu nước cũng cần thiết. Một bò sữa có thể uống 20 - 60 lít nước/ngày, do đó máng uống phải luôn có nước sạch mát để bò uống tự do. Nếu thiếu nước uống, lượng sữa giảm ngay trong ngày tiếp theo và sau ít nhất 10 ngày lượng sữa mới có thể hồi phục như mức cũ.
Chống nóng và vệ sinh thú y: Mỗi ngày tắm cho bò 1 lần và dùng bàn chải xoa chải 1 - 2 lần. Nếu nuôi bò sữa tại chuồng, ít nhất 1 ngày phải cho bò ra ngoài vận động 2 lần để tránh bệnh thiếu Vitamin D. Trong những ngày nóng bức, cần để bò đứng ở những chỗ thoáng mát, khi trời lạnh, cần che chắn chuồng nuôi, nền chuồng luôn sạch sẽ, khô ráo, không để ẩm ướt và lầy lội.
Định kỳ chống ve, tẩy giun sán và tiêm phòng các bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, nhiệt thán, lở mồm long móng... theo quy định của thú y.
Thời gian khai thác sữa kéo dài khoảng 270 - 300 ngày. Tuy nhiên, một số con có năng suất sữa cao, thời gian khai thác có thể lên đến 300 ngày.
>> Để gia tăng sản lượng sữa cần cung cấp khẩu phần thức ăn cho bò một cách cân đối, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng con. Bên cạnh đó, trong quá trình nuôi dưỡng không nên thay đổi thức ăn đột ngột và nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã