Su su có thể trồng một lần cho thu hoạch nhiều năm.
Thời vụ:
Trồng từ tháng 10-11. Chọn quả giống to, nây đều, gai cứng, sạch sâu bệnh, mầm to khoẻ mới nhú là giống tốt. Một lần trồng mới có thể để lưu giống được vài năm. Tuy nhiên do vấn đề bệnh hại mà người ta chỉ lưu giống 3 năm.
Làm đất, trồng cây:
Chọn đất: tương tự như đối với su su trồng lấy quả. Làm đất: rắc vôi bột đều khắp ruộng, cày đất thành luống rộng 1,5-2 m, đào hố có đường kính 50 cm, sâu 40 cm, các hố cách nhau 50 cm, đổ nhiều mùn rác, phân hoai và phân lót hoá học vào luống trước khi đem cây ra ruộng khoảng 1 tuần.
Trồng mỗi hốc 3 quả cách đều nhau, sau đó phủ đất đã làm nhỏ lên quả chỉ để hở lại mầm, dùng bao tải và cọc tre quây xung quanh che nắng và bảo vệ cây non.
Bón phân:
Tổng lượng phân bón cho 1 sào Bắc Bộ (360 m2): vôi bột 20 kg, phân chuồng hoai 500-800 kg, lân supe 70 kg, kali sun phát 25 kg, đạm urê 50 kg.
Bón lót trước trồng 7 ngày, lượng phân cho mỗi hố: vôi bột 0,1 kg, phân chuồng hoai 2-3 kg, lân supe 0,2 kg, kali sun phát 0,05-0,1 kg.
Bón thúc bằng đạm urê, tổng lượng đạm bón cho 1 sào là 50 kg, trong một năm bón thúc từ 12-15 lần, lượng phân bón mỗi lần giảm dần về cuối vụ.
Tiến hành bón thúc khi cây chớm leo giàn, dùng phân đạm hoà với nước tưới, sau 2-3 đợt thu ngọn (10-15 ngày) lại tưới thúc 1 lần. Nếu đất ở ruộng ẩm, tầng đất dưới có nhiều sét có khả năng giữ phân ít bị rửa trôi, có thể đào rãnh xung quanh hố và rắc phân để tiết kiệm được công lao động, hình thức bón rải này chỉ cần bón ít lần nhưng mỗi lần bón với lượng phân cao hơn hình thức tưới trực tiếp.
Chăm sóc:
Nếu là cây lưu giống bằng dây năm trước, đến tháng 7 tháng 8 cần bới nhẹ đất và phân ủ ở gốc để dây tái sinh mầm mới.
Làm giàn theo kiểu chữ A hoặc mái bằng cao 1,2-1,5 m, rộng 1,5-2 m, chừa lại lối đi thu hái ngọn, khi mầm cây lên cao 30-50 cm cần cắm cây dóc, cọc tre để mầm bám vào leo tới giàn, đồng thời lúc này tiến hành vun gốc cho cây.
Thu hoạch sản phẩm và để giống:
Sau trồng khoảng 4-5 tháng cây có thể cho thu ngọn, thu bằng dao sắc cắt từng ngọn, vị trí cắt cách nách lá 1-1,5 cm.
Cùng với quá trình thu ngọn cần cắt tỉa những lá già, lá bệnh và những nhánh vô hiệu (nhánh nhỏ, nhánh bị sâu bệnh, nhánh mọc khuất dưới tán lá khác không có khả năng tiếp xúc với ánh sáng).
Vùng đồi núi thường cho thu ngọn từ tháng 4 đến tháng 11, sang tháng 10-12 tận thu quả làm thương phẩm và để giống.
Để giống bằng cách: dùng quả già hái vào tháng 11-12, đem về giâm trong hỗn hợp 7/1 phân chuồng hoai trong điều kiện dâm mát ít ánh sáng, đây là nguồn giống chính cung cấp tại chỗ và cho vùng đồng bằng vào năm sau.
Su su có thể trồng một lần cho thu nhiều năm bằng cách lưu gốc: vào cuối năm sau khi tận thu, vệ sinh đồng ruộng sạch, cắt chừa lại 1,5-2 m phần sát gốc, khử trùng vết cắt bằng nước vôi đặc, cuốn dây gốc hình vòng thúng, dùng phân hoai và đất làm nhỏ phủ lên trên giữ ấm cho gốc, tới tháng 7 tháng 8 năm sau bới nhẹ đất ra để cây tái sinh.
Sâu bệnh:
Cây su su ít bị sâu bệnh gây hại, một số sâu bệnh chính như: sâu khoang, dế cắn phá ở giai đoạn cây non, bệnh sương mai, phấn trắng, vi rút khảm xuất hiện không nhiều, có thể bị nhện hại, rệp hại hoặc tuyến trùng nốt sưng rễ với mức độ nguy hiểm hơn.
Theo: B.T/daidoanket.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;