Học tập đạo đức HCM

Một số biện pháp kỹ thuật trồng dưa chuột vụ xuân sớm

Thứ sáu - 02/02/2018 02:04
Đặc điểm thời tiết vụ xuân sớm là nền nhiệt độ thấp, nhiều ngày mưa phùn, số giờ nắng ít, đúc rút kinh nghiệm trồng dưa chuột vụ xuân sớm của nông dân Gia Lộc, chúng tôi xin trao đổi một số biện pháp kỹ thuật trồng dưa chuột vụ xuân sớm cho năng xuất và thu nhập cao:

 

1. Lựa chọn giống

Lựa chọn các giống dưa chuột chịu lạnh tốt như: Summer Top nguồn gốc Nhật Bản của Công ty TNHH Hoa Sen, giống dưa chuột nếp số 1 của Viện Cây lương thực và cây thực phẩm v.v…

2. Thời vụ

Gieo cây trong bầu từ ngày 01 đến ngày 10 tháng 1 dương lịch. Trồng khi cây có 3 lá thật.

3. Ngâm ủ hạt giống và gieo ươm

Ngâm ủ hạt giống: Ngâm hạt giống trong nước ấm 4 – 5 giờ. Trước khi ủ hạt, rửa sạch nhớt trên vỏ hạt. Dùng khăn vải bông vẩy sạch nước, giàn hạt đều và gấp khăn lại, để nơi có nguồn nhiệt thích hợp như túi áo ngực… giúp cho hạt nảy mầm nhanh và đều. Khi hạt nứt nanh thì đem gieo.

Gieo ươm: Nơi đặt bầu cao, bằng phẳng, sạch cỏ dại. Hỗn hợp làm bầu gồm 3 phần đất bột trộn với 1 phần phân chuồng hoai mục, 2% vôi bột. Túi bầu bằng nilon kích thước 4x5 (cm), đáy túi cắt góc, cho hỗn hợp làm bầu vào túi cách mép túi khoảng 1 cm, đặt hạt nghiêng rồi phủ một lớp mỏng đất bột trộn trấu, tưới đủ ẩm. Hoặc hỗn hợp làm bầu bằng bùn trộn với đất bột, phân chuồng hoai mục, trấu mục. Trải hỗn hợp dày khoảng 3 – 4 cm rồi đặt hạt theo khoảng cách 4 – 5 cm. Khi hạt nảy mầm thì dùng dao mỏng cắt theo khoảng cách. Dùng khum tre kết hợp với nilon trắng che phủ chống mưa và chống rét.

Chăm sóc cây con trong bầu: Thường xuyên tưới đủ ẩm. Khi thời tiết rét, không có nắng thì che kín nilon. Ban ngày trời rét, có nắng phải mở nilon thoáng hai đầu hoặc cả phía Nam.

Phun phòng trừ bệnh lở cổ rễ khi cây mọc được 2 – 3 ngày và trước khi trồng bằng thuốc: Validacin 5L hoặc Anvil…

4. Làm đất, bón phân và trồng cây, chăm sóc

Chọn ruộng cao, đất giàu mùn, có tầng canh tác dày, đất được nghỉ tối thiểu 10 ngày, không trồng dưa chuột nhiều vụ liên tục hoặc trên ruộng vụ trước đã trồng cây họ bầu bí, họ cà. Đối với đất thịt nhẹ nên làm đất còn hơi ẩm, không làm đất nhỏ.

Làm luống theo hướng Đông Tây, mặt luống rộng khoảng 1 m, rãnh rộng 30 – 35cm. Trồng 2 hàng, hàng cách hàng 60 – 70cm, cây cách cây 45-50cm. Yêu cầu đặt bầu cao, phủ đất quanh bầu, không phủ đất vào gốc để hạn chế bệnh lở cổ rễ trong điều kiện thời tiết mùa xuân ẩm ướt.

Khi làm đất bón 30 – 50 kg vôi bột/sào Bắc Bộ (360 m2).

Lượng phân bón cho 1 sào: 800 – 1000 kg phân chuồng, lân super Lâm Thao 30 kg, kali clorua 10 kg. Nếu dùng phân tổng hợp NPK phải quy đổi ra phân đơn cho phù hợp.

Bón lót: 100% phân chuồng, 100% phân lân, 40% phân kali, 20% đạm ure. Cách bón: toàn bộ phân chuồng hoai mục và 50% phân lân, bón tập trung vào rạch hàng trồng cây rồi phủ đất dày 3 – 4 cm. Đạm, kali và 50% lân bón rạch giữa luống.

Bón thúc kết hợp với vun xới khi cây bắt đầu có tua cuốn, 20% đạm ure, 20% kali. Còn lại bón sau khi thu quả lứa đầu và thời kỳ thu hoạch.

- Làm giàn chữ A, dùng dóc kết hợp với lưới cước mắt lớn trên 20 cm. Khoảng cách giữa các dóc 1,5m.

- Thường xuyên tỉa bỏ lá già, tỉa nhánh, bấm ngọn, buộc ngọn..

- Dùng bạt che phía Bắc và Đông Bắc để hạn chế tác hại của gió mùa Đông Bấc.

- Tưới nước: thường xuyên giữ ẩm. Nên tưới rãnh, đưa nước vào rãnh ngập 2/3 luống, để 3-4 giờ tháo cạn. Thời tiết mưa xuân hoặc đêm và sáng có nhiều sương tuyệt đối không tưới mặt luống.

Để quả cách gốc 60cm trở lên. Nếu để quả thấp hơn, cây không phát triển được và nhanh tàn.

 

Che nylon chắn gió bấc cho cây dưa chuột

 

5. Phòng trừ sâu bệnh

Trồng dưa chuột vụ xuân sớm, phòng trừ sâu bệnh như vụ xuân. Đặt biệt lưu ý bệnh lở cổ rễ, bệnh giả sương mai và bệnh phấn trắng.

Sử dụng thuốc BVTV bảo đảm thời gian cách ly, sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, vi sinh, thảo mộc trong thời gian thu hoạch.

Lưu ý: Do đặc điểm mùa xuân ẩm ướt, lạnh nên tăng khả năng chống rét cho cây, cây giống cần được bảo vệ tốt, gieo ươm trong bầu và chống rét tốt, tuổi cây giống già để sau trồng chống chịu thời tiết bất thuận tốt hơn. Tăng cường bón phân chuồng, phân lân và kali, bón lót cao, giảm phân đạm thời kỳ đầu để cây chịu rét tốt. Trồng theo hướng Đông Tây, trồng mật độ thưa hơn so với chính vụ để nâng cao hiệu suất quang hợp. Trồng cây cao gốc, không phủ đất vào gốc, hạn chế tưới nước mặt luống để hạn chế bệnh lở cổ rễ. Thực hiện các biện pháp trên sẽ cho hiệu quả cao.

Theo Bùi Văn Viện/khuyennongvn.gov.vn


 Tags: vụ xuân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập308
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại851,837
  • Tổng lượt truy cập92,025,566
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây