Học tập đạo đức HCM

Quy chuẩn sản xuất thức ăn thủy sản

Chủ nhật - 18/09/2016 10:21
(Thủy sản Việt Nam) - Để sản xuất thức ăn thủy sản, tổ chức, cá nhân phải tuân thủ các điều kiện sản xuất, những quy chuẩn về thức ăn thủy sản theo đúng pháp luật hiện hành.

Cơ sở sản xuất

Để có thể sản xuất được sản phẩm thức ăn thủy sản đảm bảo chất lượng, cơ sở sản xuất phải đảm bảo các tiêu chuẩn được quy định theo một số quy định tại Luật Thủy sản, Nghị định 59/2005/NĐ-CP, Nghị định 08/2010/NĐ-CP, Nghị định 14/2009/NĐ-CP, thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT, Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia QCVN 01-77:2011/NNNPTNT cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại - Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cụ thể như:

Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về sản xuất thức ăn nuôi thủy sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.

Nhà xưởng, kho chứa, trang thiết bị, hệ thống xử lý chất thải phải đáp ứng yêu cầu về vệ sinh thú y thủy sản, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành như tiêu chuẩn vệ sinh thú y. Để đảm bảo tiêu chuẩn này, trong khuôn viên nhà máy tuyệt đối không được nuôi động vật. Thiết kế nhà máy phải phù hợp với yêu cầu quy trình công nghệ sản xuất một chiều, tránh nhiễm chéo. Từng khu vực phải có đủ diện tích phù hợp với yêu cầu sản xuất, dễ thực hiện thao tác kỹ thuật, thuận tiện cho việc kiểm tra, giám sát.

quy chuẩn thức ăn thủy sản

Thiết kế nhà máy phải phù hợp với yêu cầu quy trình công nghệ sản xuất - Ảnh: Nam Anh

Nhà máy sản xuất phải được xây dựng ở cách xa khu dân cư và cần có hệ thống xử lý và kiểm soát chất thải ra ngoài môi trường đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường nước, không khí theo đúng quy định.

Cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản phải có nhân viên kỹ thuật có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành chế biến thực phẩm, hóa thực phẩm hoặc nuôi trồng thủy sản.

Trong quá trình sản xuất chỉ được sử dụng các loại thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất được cho phép theo quy định của pháp luật.

Phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa đã công bố; thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.

 

Trong quá trình sản xuất

Chỉ được sử dụng các loại nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng, không chứa mầm bệnh và các chất độc hại quá ngưỡng quy định. Không có các chất cấm sử dụng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Trước khi sản xuất phải xây dựng công thức phối chế thức ăn cho từng loại sản phẩm; phải kiểm tra, kiểm soát hệ thống cân nạp thường xuyên để đảm bảo độ chính xác khối lượng nguyên liệu trước khi đi vào phối trộn.

Việc sản xuất phải tuân theo quy trình kỹ thuật để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tránh gây nhiễm chéo. Ngoài ra, máy móc thiết bị phải được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ và cần có sổ ghi chép toàn bộ các công đoạn của quá trình sản xuất.

 

Yêu cầu về sản phẩm

Thức ăn thủy sản thành phẩm phải được công bố tiêu chuẩn cơ sở hoặc được công bố hợp chuẩn, hợp quy theo quy định của pháp luật hiện hành. Sản phẩm trước khi xuất xưởng phải kiểm tra chất lượng và chỉ được đưa ra thị trường khi đạt chất lượng. Sản phẩm thức ăn chăn nuôi hàng hóa phải có nhãn. Nội dung và quy cách bao bì, đóng gói, nhãn mác phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Trường hợp hàng hóa sản xuất theo hợp đồng hoặc hàng rời thì phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn xuất xưởng kèm theo các thông tin về sản phẩm, ngày sản xuất và hạn sử dụng.

Sản phẩm thức ăn thủy sản phải đáp ứng yêu cầu về hệ thống kiểm soát chất lượng do cơ sơ sản xuất phải xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm tra chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế; khuyến khích áp dụng hệ thống thực hành sản xuất tốt (GMP), tiêu chuẩn ISO và HACCP.

Người trực tiếp tham gia sản xuất phải có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế, những người mắc bệnh truyền nhiễm tuyệt đối không được tham gia trong quá trình sản xuất thức ăn thủy sản. Trong quá trình sản xuất, người trực tiếp sản xuất phải được trang bị quần áo, dụng cụ bảo hộ lao động; được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, vệ sinh cá nhân, vệ sinh công nghiệp trong sản xuất thức ăn chăn nuôi. Cùng đó, người làm việc trực tiếp tại cơ sở phải được được hướng dẫn kiến thức về lây nhiễm và các mối nguy có liên quan đến chất lượng vệ sinh an toàn thức ăn thủy sản.

>> Đối với thức ăn thủy sản, hiện nước ta đã có 4 tiêu chuẩn quốc gia: TCVN 9964:2014: Thức ăn hỗn hợp cho tôm sú;TCVN 10300:2014: Thức ăn hỗn hợp cho cá tra và cá rô phi; TCVN 10301:2014: Thức ăn hỗn hợp cho cá giò và cá vược; TCVN 10325:2014: Thức ăn hỗn hợp cho tôm thẻ chân trắng.

Nhật Minh 
http://thuysanvietnam.com.vn/
 Tags: thủy sản

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập805
  • Hôm nay67,099
  • Tháng hiện tại803,209
  • Tổng lượt truy cập93,180,873
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây