Học tập đạo đức HCM

Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh Hướng phát triển nông nghiệp bền vững

Thứ tư - 01/03/2017 08:49
Việc lạm dụng quá mức phân vô cơ khiến tình hình sâu bệnh trên cây trồng trở nên phức tạp. Cây trồng không hấp thu được hết lượng dinh dưỡng được bón, dẫn đến dư thừa, tốn kém tiền đầu tư. Do đó, việc sử dụng phân hữu cơ nói chung và phân hữu cơ vi sinh nói riêng trong sản xuất nông nghiệp sẽ góp phần tích tụ và thúc đẩy sự phát triển của các vi sinh vật sống trong đất, cộng sinh có lợi cho cây trồng, đồng thời tránh được ô nhiễm môi trường.

Tăng năng suất, chất lượng

Với diện tích hơn 7ha, chị Nguyễn Thị Cương (xã Đa Mai, TP. Bắc Giang) đã mạnh dạn đầu tư trồng rau sạch theo mô hình VietGap. Mặc dù chỉ mới bắt đầu gieo trồng được vài vụ nhưng chị đã thu được lãi cao trong khi giá bán chỉ ngang bằng rau bán đại trà trên thị trường. Chia sẻ về mô hình này, chị Nguyễn Thị Cương cho biết: Cách đây khoảng 1 năm, Công ty CP Đầu tư và phát triển công nghệ (Vinatech) đã về liên kết với nông dân, hỗ trợ hướng dẫn kỹ thuật cho bà con về trồng rau VietGAP sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh nên năng suất, chất lượng sản phẩm tăng cao hơn hẳn.

Theo anh Lương Cao Cường - kỹ sư nông nghiệp Vinatech, khi hướng dẫn bà con sử dụng thử nghiệm sản phẩm phân vi sinh bón cho rau thấy thời gian sinh trưởng của các loại rau củ được rút ngắn, nhanh cho thu hoạch, đồng thời rau có sức đề kháng tốt nên hạn chế sâu bệnh, hạn chế thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo an toàn và cho năng suất cao. Toàn bộ sản phẩm đầu ra được Công ty CP Thực phẩm Safelife thu mua cung cấp cho các bếp ăn công nghiệp, bếp ăn của Nhật, cửa hàng bán lẻ và hướng tới đưa vào các siêu thị. Trong thời gian tới, khi đất đã được cải tạo đủ điều kiện, Công ty Vinatech sẽ định hướng cho bà con chuyển từ rau VietGAP sang trồng rau hữu cơ.

Tại vườn cam vinh 3,5 ha của ông Trịnh Sư Hòa (thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn), vụ vừa qua, ông mạnh dạn sử dụng toàn bộ phân hữu cơ vi sinh năng suất đạt 35 tấn, quả mọng đẹp, ngon ngọt, mã sáng hơn. Vườn cam đường canh diện tích 2ha cũng được ông Hòa sử dụng phân hữu cơ vi sinh, công chăm sóc giảm, thuốc trừ sâu giảm, quả đẹp ngon hơn và năng suất tăng từ 70 tấn lên 100 tấn, đây là năng suất hàng đầu trong lứa tuổi của cây. Với 2 vườn cam Vinh và cam đường canh, ông Hòa đã thu 4,5 tỷ đồng trong niên vụ 2015.

Hay với diện tích 4 sào trồng bưởi diễn và bưởi hoàng, anh Nguyễn Văn Chiến (Đông Tảo, Khoái Châu, Hưng Yên) cũng được người quen giới thiệu và mạnh dạn đưa vào sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh. Sau một năm đưa vào sử dụng, vườn bưởi của anh Chiến cho năng suất cao hơn gấp đôi, quả đẹp mã ngon hơn và ngừa được tình trạng ruồi vàng đục quả so với việc không dùng phân hữu cơ vi sinh. Đặc biệt, Công ty Vinatech cũng đã bao tiêu toàn bộ đầu ra sản phẩm với mức giá 33.000 đồng/quả mua tại vườn (tăng 6.000 đồng/quả so với vụ năm trước).

Hướng phát triển nông nghiệp bền vững

TS Hồ Tuyên - Viện Công nghệ sinh học trực thuộc Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam chia sẻ: Bón phân vô cơ trên cây trồng thì cây chỉ hấp thụ được 30% dinh dưỡng, còn bao nhiêu nằm lại trong đất khiến đất bị chai cứng, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Chính vì vậy mà các nền nông nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật đã tìm ra hướng đi khác. Theo đó, việc phát triển nông nghiệp hữu cơ vi sinh với các chế phẩm bổ sung các vi sinh vật, các vi lượng an toàn, có lợi cho cây trồng sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng cho đất.

Cũng theo TS Hồ Tuyên, nghe thì tưởng là mới nhưng thực chất chính là quay trở lại làm nông nghiệp hữu cơ như cha ông ta đã làm. Nhưng điểm mới là làm nông nghiệp hữu cơ vi sinh với các chế phẩm bổ sung các vi sinh vật, các vi lượng an toàn, có lợi cho cây trồng và bổ sung dinh dưỡng cho đất. “Một tập đoàn gồm 30 chủng vi sinh vật có lợi, mật độ vi sinh dày đặc 1012 sẽ thâm nhập như một loại thuốc bổ cho đất, được cây trồng ưa thích bởi nó tôn trọng sự phát triển tự nhiên của thực vật. Không ngạc nhiên khi kết quả cho thấy năng suất sẽ tăng thêm 20-30% so với dùng phân vô cơ”, TS Hồ Tuyên nói.

TS Nguyễn Đăng Nghĩa - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn nông nghiệp nhiệt đới nhấn mạnh: Phân hữu cơ sau khi chế biến mà đưa thêm các chủng vi sinh vật hữu ích vào nữa gọi là phân hữu cơ vi sinh. Việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh không chỉ giúp bà con tiết kiệm được phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật mà còn có thể đa dạng hóa mùa vụ. Năng suất thu hoạch tăng lên, trái cây thơm ngon, đậm hương vị đặc trưng, màu sắc bóng đẹp, chất lượng cao, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật là cơ hội để rau quả Việt Nam hướng đến những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản….

Không chỉ có tác động lên đất, cây trồng, đem lại nông phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu giá trị cao, người nông dân còn hoàn toàn an tâm về vấn đề sức khỏe khi tiếp xúc trực tiếp với loại phân bón thế hệ mới này. Khái niệm nền nông nghiệp sạch tưởng chừng rộng lớn nhưng thực chất chỉ cần bắt nguồn từ việc thay đổi tập quán, thói quen có hại, hướng đến những sản phẩm hữu ích thân thiện với môi trường, cây trồng và con người.

Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ nói chung và nông nghiệp hữu cơ vi sinh nói riêng, theo các chuyên gia, nên có các cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, cần có sự tham gia đầu tư hỗ trợ kinh phí của Nhà nước trong giai đoạn đầu để thúc đẩy nhanh quá trình áp dụng phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Bên cạnh đó, cần tiến hành tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết các hộ nông dân thành các hợp tác xã, tổ hợp tác.

11 triệu tấn là số lượng phân vô cơ mà người nông dân sử dụng mỗi năm để bón cho cây trồng. Phân vô cơ có tác dụng tức thời nhưng để lại hậu quả nếu sử dụng sai quy trình và làm bạc màu đất. Chính vì vậy, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra phân bón hữu cơ vi sinh, sử dụng rất nhiều vi sinh vật có lợi cho cây trồng, tăng chất lượng của đất và an toàn với sức khỏe con người.

Nguyễn Hạnh
http://kinhtevn.com.vn

 

 
 
 

 Tags: cây trồng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập113
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm112
  • Hôm nay33,755
  • Tháng hiện tại987,567
  • Tổng lượt truy cập92,161,296
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây