Học tập đạo đức HCM

Tác hại khi đốt rơm rạ trên đồng ruộng

Thứ bảy - 11/04/2020 23:17
Sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân, tại Cà Mau tình trạng nông dân đốt rơm rạ trên đồng ruộng rồi mới bắt đầu cày đất cho chuẩn bị sản xuất vụ lúa Hè Thu vẫn còn khá phổ biến. Việc làm này đã trở thành thói quen mà bà con không biết rằng có nhiều tác hại.

Do thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp để lại một lượng rơm rạ đáng kể trên đồng ruộng, sau khi thu hoạch vụ lúa Đông Xuân một số nơi trong tỉnh nông dân vẫn còn thói quen đốt rơm rạ trước khi cày đất.  

Khi được hỏi lý do đốt rơm rạ, bà Nguyễn Thị Cẩm Nhung ở ấp 6, xã An Xuyên, thành phố Cà Mau cho biết:“ Đốt cho dễ cày, cày ruộng được đẹp. Đốt cho tiêu diệt bớt cỏ dại. Ở đây hầu như ai cũng đốt như vậy.”

Nông dân huyện Trần Văn Thời  đốt rơm rạ sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân.

 

 Theo khuyến cáo của Kỹ sư Trần Chí Nguyện, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cà Mau: “Nông dân không nên đốt rơm rạ trên ruộng vì khi đốt rơm rạ trên đồng ruộng làm cho các chất hữu cơ có trong rơm rạ và trong đất biến thành các chất vô cơ. Phần tro của rơm rạ sau khi đốt chỉ cung cấp một phần dinh dưỡng rất nhỏ cho đồng ruộng và chỉ bằng một phần nhỏ so với việc giữ lại cày vùi để phân huỷ lượng rơm rạ này. Trong khi đó việc đốt rơm rạ trực tiếp trên đồng ruộng làm mất đi một lượng lớn nước trong đất do bị bốc hơi, các keo đất không duy trì được và đất trở nên chai cứng, khô cằn, mất đi độ phì nhiêu, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Việc đốt rơm rạ trong mùa khô còn gây khói bụi, làm ô nhiễm môi trường và dễ gây cháy nổ.”

Những năm trước, tại Cà Mau vào mùa khô như hiện nay việc đốt rơm rạ sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân tại các ruộng nằm trong hoặc gần khu vực lâm phần đã có trường hợp lây lan là nguyên nhân gây cháy rừng, gây ảnh hưởng đến kinh tế, cuộc sống người dân. Chính vì vậy, hiện nay để bảo vệ tốt rừng qua mùa nắng hạn, ngành chức năng khuyến cáo bà con không được đốt đồng, để hạn chế tối đa những thiệt hại đáng tiếc.

Bên cạnh đó, việc đốt rơm rạ tại những ruộng cập lộ giao thông còn tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông cho người dân do khói bụi bay lên gây mất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Đốt rơm rạ lợi ích trước mắt chỉ là loại bỏ phần rơm rạ trên ruộng sau khi thu hoạch lúa để việc cày đất được dễ dàng. Trong khi theo Kỹ sư Trần Chí Nguyện, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cà Mau: “Nếu giữ phần rơm rạ này lại, xử lý cho phân huỷ với thời gian phù hợp và cày vùi trong đất thì sẽ tốt hơn cho việc canh tác lúa. Những ruộng giữ lại lượng rơm rạ, cho cày vùi phân huỷ thì khi canh tác vụ hè thu, bón phân đợt 1 (7-10 ngày đầu sau sạ) sẽ bón lượng phân bón ít hơn so với những ruộng có đốt đồng. Còn nhiều nông dân nói là đốt rơm rạ để tiêu diệt, hạn chế bông cỏ, cỏ dại, lúa gài trên đồng ruộng. Thực tế, qua theo dõi của chúng tôi trong 2,3 năm gần đây, những ruộng có đốt rơm rạ thì khi sản xuất vụ lúa hè thu vẫn có cỏ dại, lúa gài y chang những ruộng không đốt rơm rạ.”

Không chỉ các ngành chuyên môn khẳng định giữ lại rơm rạ trên ruộng có nhiều lợi ích, mà qua thực tế sản xuất nông nghiệp, nhiều nông dân cũng đã tự so sánh, đúc kết kinh nghiệm cho bản thân. Nhờ đó, tình trạng đốt rơm rạ trên ruộng đã có chiều hướng giảm hơn so với những năm trước. Ông Nguyễn Văn Liêu ở ấp Kinh Hội, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời cho biết: “Coi trên đài thấy khuyến cáo nên đã hơn 3, 4 năm nay tôi không đốt rơm rạ sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân. Ruộng gần nhà, nên sau khi thu hoạch lúa, tôi và mấy đứa con chủ động gom một ít vô sân để dành trồng rau, lót chỗ cho gà vịt nằm. Sau đó phơi ruộng một vài ngày rồi bắt đầu cày vùi số rơm rạ còn lại vào trong đất cho phân huỷ. Tôi thấy từ khi làm vậy, chi phí phân bón cho vụ lúa giảm, còn năng suất lúa của gia đình có tăng đáng kể. Tuy nhiên, mình phải cày vùi, phơi đất lâu cho rơm rạ phân huỷ hết, nếu không dễ bị tình trạng ngộ độc hữu cơ đầu vụ.”

Ông Nguyễn Văn Liêu, ấp Kinh Hội, xã Khánh Bình (đứng giữa) đang trò chuyện cùng kỹ sư Trần Chí Nguyện, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cà Mau (áo trắng) tại ruộng của gia đình.

Các nhà khoa học đã chỉ rõ, rơm rạ là một nguyên liệu đa dụng, không phải là rác thải. Cho nên, đốt rơm rạ vừa lãng phí tài nguyên vừa gây ô nhiễm môi trường… Để hạn chế rơm rạ trên ruộng, nông dân có thể sử dụng một số sản phẩm sinh học phun đều trên ruộng để làm phân huỷ rơm rạ trước khi cày hoặc chủ động thu gom rơm rạ về để sử dụng trong việc trồng trọt, chăn nuôi, vừa tăng thu nhập, vừa tốt cho đồng ruộng.

 
Thiên Diệp

Nguồn tin: sonnptnt.camau.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập185
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm170
  • Hôm nay30,387
  • Tháng hiện tại676,715
  • Tổng lượt truy cập88,031,785
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây