Học tập đạo đức HCM

Kỹ thuật trồng vừng chống hạn vụ Hè Thu

Thứ hai - 08/06/2020 10:48
Khi sản xuất màu ở vụ Hè Thu, bà con nông dân luôn gặp điều kiện khô hạn, thiếu nước. Vì vậy cần bố trí cây trồng phù hợp để chống hạn và nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất canh tác là rất cần thiết.
Kỹ thuật trồng vừng chống hạn vụ Hè Thu


Cây vừng là loại cây trồng không kén đất, có thời gian sinh trưởng ngắn (khoảng 75 ngày), lại chịu hạn tốt. Chi phí đầu tư để trồng vừng thấp, kỹ thuật canh tác khá dễ dàng, phù hợp với những vùng đất hiếm nước. Năng suất vừng đạt khá cao, khoảng 40 - 50kg /sào (500m2), giá thành 40.000 – 45.000 đồng/kg.

Những vùng sản xuất rau màu hiệu quả thấp thì bà con nên chuyển đổi sang trồng vừng ở vụ Hè Thu. Để chuyển đổi thành công bà con cần lưu ý một số khâu kỹ thuật trồng vừng như sau:

1. Thời vụ gieo trồng

Ở vụ Hè Thu, nên trồng trên đất cao, thoát nước tốt, tránh úng khi gặp mưa nhiều. Gieo vào tháng 4-5 dương lịch, thu hoạch vào tháng 6-7 dương lịch. Chủ yếu làm ở vụ Hè Thu, gieo trên đất màu hoặc đất lúa sau khi đã thu hoạch xong lúa vụ Đông Xuân. Vụ này hay gặp hạn khi gieo và gặp mưa to gây ngập úng cục bộ ở một số vùng vào thời kỳ thu hoạch, vì vậy gieo càng sớm càng tốt.

2. Giống

Phân loại về màu sắc có hai loại:

Vừng đen: Dễ trồng, mọc khỏe, sai quả, chín muộn hơn vừng trắng, thời gian sinh trưởng 3,0-3,5 tháng, thích hợp với đất và khí hậu đồi núi.

Vừng trắng: Loại quả tròn, sai quả, chín sớm, thời gian sinh trưởng 2,5-3 tháng, thích hợp với việc tăng vụ trồng xen.

Giống vừng V6 là giống vừng mới của Nhật đang được các tỉnh phía Bắc phát triển mạnh. Đây là giống có hàm lượng dầu cao thích hợp cho công nghiệp ép dầu.

Lượng giống cần cho 1 ha: 4 - 5 kg (gieo theo hàng).

3. Làm đất

Đất trồng: Thích hợp trên các chân đất thịt nhẹ, đất cát pha và thoát nước tốt.

Làm đất: Hạt vừng rất nhỏ nên phải làm đất thật kỹ, nếu không làm đất kỹ hạt sẽ bị vùi khó nảy mầm.

Đất cày sâu 15-20 cm, bừa kỹ nhiều lượt. Làm đất thật nhỏ và sạch cỏ, sau đó tiến hành lên luống.

Lên luống: Lên luống cao 15-20cm, luống rộng 1,5-2,5m, rãnh rộng 30-35cm để thoát nước tốt, mặt luống có hình lưng rùa. Những vùng đất cát pha, tơi xốp, thoát nước tốt thì gieo xong mới vét rãnh thoát nước, tạo thành từng luống rộng từ 2,5-3m.

4. Phân bón

* Lượng phân bón cho 1 sào (500m2):

- Phân chuồng hoai mục 200-250 kg/sào hoặc 25 kg hữu cơ vi sinh.

- Lân super: 20- 25kg.

- Urea: 5kg.                         

- Kali clorua: 5kg.

- Vôi: 20kg

*Cách bón:

Vôi bột rắc đều khi cày bừa.

Các loại phân chuồng, super lân và 1/2 lượng urea trộn đều và bón lót theo rãnh gieo, lấp một lớp đất mỏng trước khi gieo hạt giống.

Sau khi gieo 20 ngày bón thúc với lượng phân còn lại (1/2 lượng Urea, 5 kg KCl) kết hợp xới vun gốc.

5. Xử lý hạt giống

Hạt trước khi gieo cần phải xử lý một trong các loại thuốc sau: Copper-Zinc, Copper-B, Rovral, Benlate,… (2 gram trộn đều cho 1kg hạt).

Để đảm bảo cho vừng được gieo đều, hạt giống nên trộn với cát hoặc tro bếp theo tỷ lệ 1 hạt giống/2 cát hoặc tro. Tro có tác dụng kích thích hạt nảy mầm nhanh, kiến không tha được hạt.

Rắc hạt đã trộn tro hoặc cát đều vào rãnh sau khi đã bón lót phân. Khoảng cách hàng cách hàng 30cm.

Nên gieo vào lúc đất đủ ẩm, hạt dễ nảy mầm, lấp hạt với một lớp đất mỏng 1 - 2 cm.

6. Chăm sóc

Sau khi cây vừng mọc cao khoảng 10 - 15cm thì tỉa cây với khoảng cách 5 - 7cm, đảm bảo mật độ 50 - 70 cây/m2.

Sau khi gieo 20 ngày thì bón thúc kết hợp với làm cỏ, xới xáo, vun gốc.

Sau khi mưa to cần tiêu nước kịp thời, trời nắng thì tuần tưới khoảng 2 lần.

7. Phòng trừ sâu bệnh:

*Một số sâu thường gặp: 

- Sâu khoang

Sâu khoang là loài ăn tạp, sâu non có màu nâu đen, đốt bụng thứ nhất có một vết đen to bao quanh, Sâuăn trụi lá, cắn đứt ngang cây. Thời kỳ ra hoa làm quả thì làm rụng hoa, đục khoét quả làm ảnh hưởng tới năng suất

Có thể dùng một trong các loại thuốc sau: Padan 95SP, Sherpa 25EC, Cyperan 25EC. 

- Sâu cuốn lá

Sâu thường tập trung ở trên lá ngọn và nhả tơ cuốn hai mép lá vào nhau để sinh sống, sâu ăn biểu bì làm hỏng lá, ảnh hưởng đến quang hợp của cây, làm giảm năng suất.

Khi sâu ở mật độ cao, dùng một trong các loại thuốc sau để diệt trừ: Sherpa 25EC, Cyperan 25EC… liều dùng theo khuyến cáo trên nhãn mác.

- Rệp hại mè

Rệp sống tập trung từng đàn trên thân, lá ở phần ngọn, quả non. Rệp chích hút nhựa cây làm cho cây kém phát triển, lá ngọn xoắn lại, hoa ít, quả nhỏ ảnh hưởng tới năng suất. Chất thải của rệp là môi trường cho nấm bồ hóng phát triển làm đen cây.

Khi mật độ rệp cao dùng các loại thuốc sau để diệt trừ: Regent 800WG, Actara 25EC… liều dùng theo khuyến cáo trên nhãn mác.

- Rầy xanh

Rầy sống tập trung ở mặt dưới lá nên khó phát hiện, chích hút nhựa làm lá xoăn lại chuyển màu hơi vàng, rìa lá bị cháy và mật số rầy cao sẽ làm cháy lá, cây suy yếu không phát triển, rụng hoa và trái non. Rầy xanh cũng là tác nhân truyền bệnh virus cho cây vừng.

Có thể dùng một trong các loại thuốc sau: Actara 25EC, Applaud 10 WP,... để phòng trị.

- Bọ trĩ

Bọ trĩ xuất hiện từ lúc mè còn nhỏ (10-15 ngày sau gieo).

Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ, còn non màu trắng sữa, di chuyển rất nhanh, thường ở dưới mặt lá non, chích hút nhựa làm lá bị vàng, cây cằn cỗi, kém phát triển.

Khi mật số cao có thể phun xịt thuốc như: Actara 25 WG, Admire 050 EC, Confidor 100SL.

* Một số bệnh thường gặp: 

-  Bệnh héo tươi: 

Do nấm Fusarium sesami gây ra, nấm này thường làm chết cây con. Do đó cần phải xử lý hạt giống bằng thuốc trước khi gieo, nếu trị bệnh dùng Copper-B, Alittle để trị.

-  Bệnh đốm phấn: 

Do nấm Oidium sp tấn công, bệnh lan truyền rất nhanh. Phòng trị bệnh bằng Ridomil, Anvil,…

- Bệnh khảm: 

Bệnh thường gặp khi trồng vừng, do rầy xanh truyền virus gây bệnh xoắn lá. Do đó chú ý phải diệt tác nhân gây bệnh là rầy.

8. Thu hoạch

Khi cây vừng có 3/4 số lá ngả vàng, quả đã cứng, chuyển màu từ vàng xanh sang vàng thẫm hoặc vàng nâu là thu hoạch được. Dùng liềm cắt cách gốc 10 cm, đem về ủ 1-2 hôm cho rụng hết lá rồi tãi ra sân phơi có lót màng nilon hoặc nong nia trong 4-5 giờ, sau đó đập, sàng sẩy lấy hạt.

Hạt vừng được phơi lại 1-2 nắng nữa cho khô (độ thủy phần khoảng 13%) thì đem tiêu thụ hoặc đưa vào kho bảo quản.

Trần Thị Hoài Phương - Trạm Khuyến nông Nam Đàn, Nghệ An
Nguồn tin: 
http://www.khuyennongvn.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập253
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm251
  • Hôm nay61,626
  • Tháng hiện tại241,703
  • Tổng lượt truy cập88,920,037
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây