Học tập đạo đức HCM

Phòng trừ hiệu quả sâu cuốn lá hại lúa

Thứ tư - 12/08/2020 23:25
Vòng đời sâu cuốn lá kéo dài khoảng 30 – 45 ngày, vòng đời của sâu dài hay ngắn còn tùy vào giống lúa, phân bón và thời tiết.
Thời tiết mưa nắng xen kẽ trong những ngày gần đây tại khu vực ĐBSCL là một điều kiện lý tưởng cho sự gây hại của sâu cuốn lá ở vụ lúa Thu Đông. Ảnh: Hoàng Vũ.

Thời tiết mưa nắng xen kẽ trong những ngày gần đây tại khu vực ĐBSCL là một điều kiện lý tưởng cho sự gây hại của sâu cuốn lá ở vụ lúa Thu Đông. Ảnh: Hoàng Vũ.

Toàn vùng ĐBSCL đang có khoảng 1,9 triệu ha lúa của vụ Hè Thu và Thu Đông với gần 50% là lúa từ đẻ nhánh đến đòng và trổ. Với hiện trạng cây trồng như trên kèm theo thời tiết mưa nắng xen kẽ trong những ngày gần đây là một điều kiện lý tưởng cho sự gây hại của sâu cuốn lá.

Sâu cuốn lá (Cnaphaclocrocia medinalis) có đặc điểm gây hại bằng cách nhả tơ, kết hai mép lá lại theo chiều dọc thành ống để sinh sống và gây hại bên trong. Chúng ăn phần thịt lá, chỉ chừa lại lớp biểu bì khiến lá lúa bị giảm diện tích quang hợp, mất diệp lục tố dẫn đến sinh trưởng kém, nếu gây hại khi lúa đòng trổ sẽ khiến hạt bị lép lửng, mất năng suất. Sâu tấn công mạnh trên diện rộng sẽ làm ruộng bị hại trở nên xơ xác. Bên cạnh đó vết thương nơi mép lá còn tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập gây thêm nhiều bệnh cho lúa.

TT Bux 400SC có tác động tiếp xúc, vị độc, thấm sâu và lưu dẫn mạnh, tác động lên hệ thần kinh, làm sâu bị tê liệt, đồng thời còn ức chế sự lột xác của sâu non, liều lượng là 10ml/bình 25L.

Vòng đời sâu cuốn lá kéo dài khoảng 30 – 45 ngày, vòng đời của sâu dài hay ngắn còn tùy vào giống lúa, phân bón và thời tiết. Cụ thể, thời gian trứng 6 - 7 ngày, sâu non 15 - 21 ngày, 6 - 8 ngày cho thời kỳ nhộng, 2 – 4 ngày để bướm vũ hóa và đẻ trứng trở lại. Bướm sâu cuốn lá nhỏ có tính hướng quang rất mạnh, nhộng thường vũ hóa về đêm, ban ngày hay ẩn nấp, nếu khua động thì chúng cũng chỉ bay lên bằng chiều cao ngọn lúa. Ban đêm, chúng thường tìm những ruộng lúa xanh tốt để đẻ trứng rải rác trên mặt lá lúa, thông thường sẽ đẻ từng quả một, cũng có khi tới 2 - 3 trứng một chỗ. Trứng sâu cuốn lá nhỏ có hình bầu dục, sâu non có 5 tuổi, mới nở màu trắng trong, đầu có màu nâu đen, khi lớn cơ thể chuyển màu vàng xanh, đầu màu nâu sáng. Nhộng có màu  vàng hoặc nâu đậm, thường thấy trong lá bị cuốn. Bướm sâu cuốn lá có màu vàng hơi nâu, khi đậu cánh sẽ xếp thành hình tam giác có 2 sọc nâu đen rất dễ thấy. 

Những thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng lại khiến sâu cuốn lá được dịp phát sinh và gây hại nặng đó là vấn đề sử dụng giống dễ nhiễm sâu bệnh để canh tác hoặc dùng phân bón với liều lượng không hợp lý, đặc biệt hàm lượng đạm vượt nhu cầu.
 

Hướng đi bền vững bằng sự kết hợp hài hòa các mắc xích trong quy trình phòng tổng hợp từ thủ công, canh tác, đến sinh học, hóa học là chìa khóa vàng trong quản lý sâu cuốn lá. Nếu cây lúa còn trong thời kỳ có khả năng ra lá mới (dưới 30 ngày sau sạ) và sâu tấn công mật độ nhẹ, bà con cần lưu ý hạn chế dùng thuốc để bảo tồn nguồn thiên địch, cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, hơn hết là tiết kiệm chi phí đầu tư vì thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ rất đa dạng từ các loài ong, nấm đến các loài ăn thịt.

Biện pháp canh tác luôn chiếm vai trò rất quan trọng, nếu thực hiện đúng kỹ thuật giúp giảm sâu bệnh hại cho lúa. Ảnh: Hoàng Vũ.

Biện pháp canh tác luôn chiếm vai trò rất quan trọng, nếu thực hiện đúng kỹ thuật giúp giảm sâu bệnh hại cho lúa. Ảnh: Hoàng Vũ.

Biện pháp canh tác luôn chiếm vai trò rất quan trọng, nếu thực hiện đúng kỹ thuật từ khâu làm đất, bón phân, thời vụ, mật độ gieo trồng, quản lý nước… sẽ góp phần điều chỉnh sự phát sinh quá mức của sâu bệnh hại nói chung và sâu cuốn lá nói riêng. Cuối cùng trong chuỗi kết hợp là áp dụng thuốc đặc trị khi mật số sâu cao chạm ngưỡng phòng trừ (20 - 30 con/m2). Xác định sự xuất hiện của bướm sâu cuốn lá trên ruộng để lựa chọn thời điểm xử lý thuốc là một việc làm vô cùng cần thiết, vì vậy bà con nên thăm đồng thường xuyên. Nếu thấy bướm rộ trên đồng thì 6 - 7 ngày sau sẽ có sâu mới nở tuổi 1, đây là thời điểm tốt nhất để phun thuốc vì sâu còn non, dễ chết khi tiếp xúc với thuốc. Nên phun thuốc thật đều, thật đủ để thuốc tiếp xúc được với sâu và nên phun đúng liều lượng theo khuyến cáo nhà sản xuất khi sâu ở tuổi 1 – 3 để vừa đạt hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí.

Nông dân có thể tham khảo và sử dụng bộ sản phẩm quản lý sâu cuốn lá lúa của Công ty TNHH TM Tân Thành từ sinh học đến hóa học, các sản phẩm đều có cơ chế tác động độc đáo. Giải pháp sinh học với Focal 80WG hoặc TT-Anonin 1EC và giải pháp hóa học với TT Bux 400SC.

Focal 80WG có tác động tiếp xúc và vị độc, đặc trị sâu cuốn lá trên lúa với hiệu lực kéo dài, liều dùng là 15g/bình 25L. TT-Anonin 1EC là sản phẩm được chiết suất 100% từ thảo mộc tự nhiên, an toàn tuyệt đối cho môi trường và người sử dụng, không để lại dư lượng trên cây trồng và không diệt thiên địch trên ruộng lúa, liều lượng là 50ml/bình 25 lít.

Bạn đang đọc bài viết Phòng trừ hiệu quả sâu cuốn lá hại lúa tại chuyên mục Trồng trọt của Báo Nông Nghiệp Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư baonongnghiepdientu@gmail.com hoặc số điện thoại, Viber: 0369024447.

Theo HOÀNG VŨ - THANH TUYỀN/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập146
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm133
  • Hôm nay22,702
  • Tháng hiện tại286,502
  • Tổng lượt truy cập85,193,538
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây