Học tập đạo đức HCM

Phát triển thương hiệu bưởi Phúc Trạch

Thứ ba - 05/09/2017 06:14
Thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất Hương Khê (Hà Tĩnh) có được giống bưởi quý Phúc Trạch nổi tiếng trong cả nước. Không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao, nguồn thu nhập chính cho nhiều gia đình làm vườn, thương hiệu bưởi Phúc Trạch còn là vẻ đẹp, niềm tự hào của mỗi người dân nơi đây.

Niềm tự hào Hương Khê

Bưởi Phúc Trạch là một giống cây ăn quả có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao, được trồng ở huyện Hương Khê và một số huyện khác của tỉnh Hà Tĩnh. Ở huyện Hương Khê được trồng hầu hết tại các xã, nhưng số lượng nhiều và ngon nhất thuộc các xã Phúc Trạch, Hương Trạch, Hương Đô, Lộc Yên.

Năm 1938, bưởi Phúc Trạch đã được thưởng mề đay trong cuộc đấu xảo quả ngon toàn Đông Dương. Năm 2002, Bộ NN&PTNT đã công nhận bưởi Phúc Trạch là một trong 7 loại cây ăn quả quý hiếm cấm không được xuất khẩu giống. Năm 2004, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) đã chính thức cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm bưởi Phúc Trạch. Ngày 9/11/2010, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Phúc Trạch” cho sản phẩm “Bưởi quả” huyện Hương Khê, tại QĐ số 2180/QĐ-SHTT.

Theo đó, khu vực địa lý thuộc các xã: Hương Trạch, Phúc Trạch, Hương Đô, Lộc Yên, Gia Phố, Hương Giang, Hương Thủy, Phú Phong, Hương Xuân, Phú Gia, Hương Bình, Hương Long, Phúc Đồng, Hà Linh, Hương Vĩnh, Hòa Hải, Hương Trà, Phương Mỹ, Phương Điền, Hương Liên thuộc huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) là những khu vực có sự tương đồng về hình thái, chất lượng đặc thù của sản phẩm, cũng như tính chất đặc thù điều kiện địa lý.

Việc cấp Giấy chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý Phúc Trạch - đã tạo điều kiện cho người sản xuất và người kinh doanh bưởi Phúc Trạch cơ hội nâng cao vị thế cạnh tranh, giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường. Từ đó, nâng cao hiệu quả kinh tế, mang lại lợi ích cho người trồng bưởi, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của vùng.

Hà Tĩnh cũng xác định cây bưởi Phúc Trạch là một trong 15 sản phẩm chủ lực của tỉnh (QĐ số 853/QĐ-UBND ngày 27/3/2012), đã đưa mục tiêu phát triển, mở rộng diện tích trồng bưởi Phúc Trạch vào Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Hiện nay, bưởi Phúc Trạch đã có tem, có logo cụ thể. Sản lượng bưởi Phúc Trạch hằng năm đạt khoảng 10.000 tấn.

Chú trọng gìn giữ thương hiệu

Theo ông Đinh Ngọc Lân, GĐ HTX Bưởi Phúc Trạch & DVTH Phát Lộc: Hiện nay, nhiều sản phẩm sử dụng tràn lan thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo quản thì bưởi Phúc Trạch được biết đến là loại quả an toàn.

Bởi vào đầu xuân cũng như các loại cây khác, bưởi Phúc Trạch ra một đợt chồi non, lá non. Thời tiết mùa xuân chồi bưởi phát triển mạnh cho ra những chùm hoa số lượng lớn. Còn từ khi đậu quả đến khi thu hoạch, bưởi Phúc Trạch không ra chồi non mà chỉ dành dinh dưỡng nuôi quả nên không cần phun thuốc bảo vệ chồi non, quả bưởi không bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật.

Từ giữa tháng 6 Âm lịch hằng năm, người dân bắt đầu rải rác thu hoạch bưởi. Nhưng thời điểm này bưởi còn non, có vị the, hơi đắng, tép bưởi hơi khô, chưa no nước. Bưởi Phúc Trạch đúng điểm chín là từ tháng 8 Âm lịch, nhưng từ Rằm tháng 7 có thể thu hoạch các cây lâu năm. Những cây bưởi càng lâu năm cho quả khuôn đẹp, chắc quả, vỏ mỏng, cứng vỏ và rất ngọt. Từ mùa quả thứ 3 trở đi, cây bưởi đó mới thực sự cho quả cực ngon. Cái ngọt của bưởi Phúc Trạch rất đặc trưng đó là ngọt đậm đà, trong cái ngọt có chút vị chua đã tạo nên cái ngon rất riêng. Cùng với việc đầu tư, hỗ trợ người dân về các biện pháp kỹ thuật, lãnh đạo địa phương đã chú trọng trong việc tìm đầu ra ổn định cho thương hiệu bưởi Phúc Trạch, khuyến khích các DN liên kết đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.

Hiện nay bưởi nhiều nơi khác giả danh bưởi Phúc Trạch rất nhiều. Thậm chí, ở Hương Khê, khách hàng cũng khó mua đúng bưởi Phúc Trạch. Chính vì vậy, một số HTX được thành lập tại Hương Khê để cung cấp bưởi Phúc Trạch đúng nguồn gốc, an toàn, chất lượng tới tay NTD.

Theo Trần Nguyên/thuonghieucongluan.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập213
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm212
  • Hôm nay43,925
  • Tháng hiện tại777,928
  • Tổng lượt truy cập91,951,657
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây