Học tập đạo đức HCM

Thành phố Hà Tĩnh nỗ lực phát triển cây xanh đô thị

Chủ nhật - 17/01/2021 05:00
TPHT- Thời gian qua, thành phố Hà Tĩnh đã quan tâm phát triển cây xanh đô thị, từng bước tăng dần cả về số lượng, chủng loại cây trồng, tạo điểm nhấn cho không gian đô thị, bảo vệ môi trường sống. Tuy nhiên thực trạng cây xanh hiện nay trên địa bàn chưa đáp ứng yêu cầu, quy mô phát triển, đòi hỏi thành phố phải có chiến lược quy hoạch xây dựng và phát triển hệ thống cây xanh đô thị nhằm tạo nên một diện mạo tươi mới cho thành phố, góp phần xây dựng đô thị văn minh, thân thiện.
Hệ thống cây xanh trên Quảng trường trung tâm thành phố được trồng theo quy hoạch đảm bảo mỹ quan đô thị
Hệ thống cây xanh trên Quảng trường trung tâm thành phố được trồng theo quy hoạch đảm bảo mỹ quan đô thị

Từ năm 2010, thành phố đã lập quy hoạch cây xanh. Từ đó đến nay, việc trồng cây xanh đã cơ bản được thực hiện theo đúng quy hoạch. Tuy vậy, ngoài một số tuyến đường làm mới, được trồng cây xanh đúng quy cách và chủng loại theo quy hoạch thì trên một số tuyến đường cây xanh vẫn còn lộn xộn về chủng loại, kích thước. Thống kê, cây xanh đô thị Hà Tĩnh có tới tổng số 48 loài cây, chủ yếu do người dân sinh sống hai bên đường tự trồng, được thành phố chỉnh trang và đưa vào quản lý. Ngoài một số tuyến được trồng mới có hệ thống cây tương đối đồng đều như đường 26-3, Xô Viết Nghệ Tĩnh, dải phân cách đường Hàm Nghi, Quốc lộ 1A,.. thì các tuyến đường còn lại cơ bản đã có hệ thống cây xanh với vai trò bóng mát mà chủng loại cây chủ yếu là xoài; một số khu vực công viên, quảng trường đã được trồng cây xanh nhưng mật độ còn thấp, cây còn nhỏ. Do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả quá trình triển khai trồng, quản lý cây xanh nên thực trạng cây xanh trên các tuyến đường, tai các khu vực công cộng ở thành phố Hà Tĩnh vẫn còn nhiều hạn chế.

Đường Đặng Dung là một trong những tuyến đường trung tâm thành phố với mặt đường rộng 8m, vỉa hè mỗi bên gần 5m. Trên tuyến đường có hàng trăm cây xanh được trồng lâu năm với nhiều chủng loại cây khác nhau với như: Phượng, xoài, bằng lăng, bàng, sấu, sữa, ngô đồng, lộc vừng. Cây xanh ở đây đa dạng về kích cỡ nhưng chủ yếu là cây có đường kính gốc trong khoảng 30cm-60cm. Do quy hoạch trước đây và phần lớn do người dân sống trên tuyến đường tự trồng nên khoảng cách giữa các cây cũng không đồng đều, nhiều cây nằm ngay giữa vị trí cửa ra vào của người dân, một số cây cành bị khô, sinh trưởng kém.

Quy hoạch cây xanh trên tuyến đường Lê Duẩn đã bị phá vỡ...

Đường Lê Duẩn là tuyến đường mới được quy hoạch, xây dựng gần đây với mặt cắt 26m, mặt đường 14m, vỉa hè mỗi bên 6m. Vì mới được xây dựng nên đường Lê Duẩn được thành phố quy hoạch trồng cây sấu đồng đều trên toàn tuyến. Tuy vậy, do nhu cầu kinh doanh, buôn bán hiện nay một số hộ gia đình đã thay thế cây sấu con bằng xoài, chay và một số loại cây khác, các cây còn lại bị chết, nghiêng, kém phát triển.

Để phát triển cây xanh đô thị, thời gian qua thành phố Hà Tĩnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xây dựng đô thị xanh-sạch-đẹp, đồng thời khuyến khích xã hội hóa công tác quản lý, trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị; phát động phong trào các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình tự trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh trên các tuyến phố đã quy hoạch...

Bổ sung thay thế hệ thống cây xanh trên tuyến đường Phan Đình Phùng...

Theo đó, hệ thống cây xanh được trồng mới, duy trì, chăm sóc và bảo vệ tốt hơn đã góp phần làm cho đô thị ở Hà Tĩnh trở nên xanh, đẹp hơn; ý thức của người dân trong việc xây dựng tuyến đường kiểu mẫu, tuyến phố văn minh đô thị chuyển biến rõ rệt.

Tuy vậy, hiện nay thực trạng cây xanh thành phố đang thiếu về cả số lượng và chất lượng; nhiều tuyến đường, công viên, khu vực công cộng vẫn chưa có hoặc chưa đủ cây xanh. Tỷ lệ cây xanh cộng cộng tính trên đầu người đến hết năm 2019 là 8,16m2/người, cao hơn mức tối thiểu của tiêu chí đô thị loại II là 8m2/người và chưa đạt mức tối đa là 10,5m2/người.

Quá trình quản lý, thực hiện quy hoạch vẫn còn một số mặt hạn chế như: Quy hoạch chưa nghiên cứu kỹ thổ nhưỡng, tập quán sinh hoạt, nhu cầu kinh doanh của người dân đô thị ; một số khu đô thị mới chưa được quản lý, trồng cây xanh đồng bộ; chưa chủ động được nguồn cây xanh theo quy hoạch; các khu vực nghĩa trang, các không gian công cộng như tiểu công viên, khu vui chơi, sinh hoạt cộng đồng,… chưa được trồng và chăm sóc cây xanh đúng mức. Hơn nữa thực trạng cây xanh cũng còn nhiều bất cập. Cây xanh đường phố trên các tuyến trồng còn lộn xộn về nhiều chủng loại và phần lớn là do người dân tự trồng; trong đó số lượng cây thuộc nhóm cấm và cây hạn chế trồng đường phố chiếm tỷ lệ khá lớn (như cây hoa sữa, keo lá tràm, ngô đồng, đa, sung, trứng cá, bàng lá to…). Quá trình chăm sóc cây vẫn còn chưa tốt, nhiều tuyến phố cây đã bị chết, chưa được trồng bổ sung; một số cây do quá trình phát triển hạ tầng giao thông, thoát nước đã bị di dời. Nhiều loại cây bóng mát trồng theo quy hoạch cây xanh thành phố nhưng sinh trưởng rất kém như: Sấu, sao đen, , bằng lăng, điệp vàng...Đó là chưa kể thành phố chưa có nhiều điểm nhấn trang trí cây xanh,chưa hình thành các khoảng không gian cây xanh lớn, cây xanh mật độ cao ...

Tuyến đường được quy hoạch trồng cây Bàng Đài Loan...

Nhằm hoàn thành các tiêu chí đô thị loại II tiến tới xây dựng thành phố Hà Tĩnh văn minh, hiện đại, thành phố Hà Tĩnh đặt mục tiêu trong giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo tiếp tục bổ sung số lượng, nâng cao chất lượng cây xanh đô thị thông qua việc phát triển nguồn cây, đổi mới hình thức chăm sóc, quản lý, từng bước trồng bổ sung cây xanh, đáp ứng diện tích đất cây xanh công cộng đạt tối đa theo tiêu chuẩn đô thị loại II với 10,5m2/người. Ngoài ra, chú trọng trồng cây xanh tại trụ sở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, khu vực dân cư và các hộ gia đình,…

Đường Nguyễn Chí Thanh rợp bóng cây xanh...

Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố Hà Tĩnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020-2025, trong đó có nhiệm vụ trọng tâm là Phát triển hệ thống cây xanh gắn với cảnh quan môi trường, xây dựng đô thị sáng, xanh, sạch, đẹp, tháng 7/2020 thành phố Hà Tĩnh phát động phong trào xã hội hóa phát triển cây xanh đô thị. Tại buổi lễ các Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã đăng ký tài trợ hơn 1 tỷ đồng và 1220 cây xanh. Cùng với đó, UBND thành phố đã tiến hành rà soát tổng thể hiện trạng cây xanh trên toàn thành phố để xây dựng Chương trình phát triển cây xanh giai đoạn 2020-2025. Theo đó, dự kiến phát triển khoảng 100.000 cây xanh, trong đó có khoảng 30.000 cây sẽ vận động người dân trồng tại gia đình, tại trụ sở cơ quan, đơn vị, tại các khu vực đất đã giao cho các tổ chức, cá nhân; 70.000 cây trồng tại các vị trí công cộng.  Việc xây dựng Chương trình phát triển cây xanh giai đoạn 2020-2025 cũng được thành phố đánh giá chi tiết từng khu vực, vị trí và có sự chuẩn bị từ quy hoạch, nguồn cây, khu vực trồng cây và đặc biệt là quy cách, chủng loại cây xanh trồng trên các tuyến phố, các khu vực công cộng để tạo sự đồng đều, phù hợp không gian đô thị và đảm bảo chức năng cây bóng mát, mỹ quan đô thị. Trước mắt, thành phố triển khai xây dựng phương án trồng cây xanh vụ Đông Xuân 2021 đảm bảo mùa vụ, thời tiết, tập trung vào việc chỉnh trang khu vực trung tâm đô thị, sử dụng hiệu quả nguồn cây của các cá nhân, tổ chức đã cam kết tài trợ.

Với chương trình phát triển cây xanh bài bản, khoa học và những giải pháp quy hoạch, quản lý đầu tư phù hợp, đồng thời khơi dậy và phát huy được nguồn lực xã hội hóa cho việc trồng cây xanh,  tin tưởng rằng thành phố Hà Tĩnh trong tương lai sẽ là đô thị xanh sạch đẹp, thân thiện với môi trường.

Bài, ảnh- Bích Thủy/https://hatinhcity.gov.vn/

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập429
  • Hôm nay41,748
  • Tháng hiện tại804,243
  • Tổng lượt truy cập88,159,313
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây