Học tập đạo đức HCM

Hội Nông dân Kỳ Hoa sôi nổi các mô hình sản xuất kinh doanh giỏi

Thứ năm - 05/11/2020 22:55
Phát huy tiềm năng, lợi thế đất đai, những năm qua, Hội Nông dân xã Kỳ Hoa đã triển khai sâu rộng phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, thu hút đông đảo hội viên tham gia. Từ thực tiễn phong trào, đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Những kết quả đạt được đã góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá.

Mô hình nuôi cá lồng bè của  anh  Phạm Khánh Tuấn và chị Trương Thị Hồng ở thôn Hoa Trung xã Kỳ Hoa

 

           Tận dụng nguồn nước tự nhiên ở dòng sông Trí, năm 2016, Anh  Phạm Khánh Tuấn và chị Trương Thị Hồng ở thôn Hoa Trung xã Kỳ Hoa đã mạnh dạn tiến hành nuôi cá lồng bè. Sau khi tìm hiểu kỹ thuật nuôi qua tài liệu, sách báo, anh Tuấn đã vay vốn ngân hàng đầu tư 250 triệu đồng để làm 10 lồng bè. 2 năm đầu, do chưa có kinh nghiệm nên cá chết nhiều, thiệt hại hơn 800 triệu đồng. Không lùi bước trước khó khăn, rủi ro, vợ chồng anh tiếp tục nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm, tiếp tục mua cá giống về nuôi thả. Sự cần cù, chịu khó đã được đền đáp.  Hiện anh đã đầu tư 18 lồng bè với  12 vạn con cá giống mỗi năm, chủ yếu là cá diêu hồng và một ít cá lăng, Từ đầu năm đến nay, mô hình đã cho thu hoạch 15 tấn cá. Nếu thời tiết thuận lợi thì năm nay ước thu khoảng 35 tấn. Giá bán mỗi kg cá diêu hồng khoảng 50 nghìn đồng,  cá lăng 100 nghìn đồng, trừ chi phí, có thể đạt lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Mô hình được nuôi theo hình thức cuốn chiếu, cá có thu hoạch quanh năm. Cá được nuôi thả trên sông với nguồn nước tự nhiên  nên chất lượng thịt thơm ngon,được các đại lý đến tận nơi thu mua.

 

Mô hình nuôi gà của anh Thiều Quang Đường

 

         Với nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi gà, đầu năm 2018, anh Thiều Quang Đường  đã mở rộng quy mô, xây dựng chuồng trại khép kín, hiện đại, trên diện tích 5000 m2 ở khu vực trang trại gần quốc lộ 1B, xa khu dân cư đảm bảo vệ sinh môi trường để nuôi thử nghiệm mô hình gà 5000 con/1 lứa. Anh đã áp dụng nhiều giống gà khác  nhau, nhưng chủ yêu là gà cỏ. Sau hơn 2 năm nuôi thả, mô hình gà của anh Đường phát triển tốt, hiện mỗi năm anh nuôi 3 lứa khoảng với tổng sản lượng 10.000 con.Trong đó, có 2000 con nuôi theo hướng gà an toàn sinh học. Trừ chi phí, mỗi năm, anh thu về từ 350-400 triệu đồng. Mô hình nuôi gà quy mô 5000 con/lứa  của anh Thiều Quang Đường đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và là mô hình chăn nuôi tiêu biểu không chỉ ở xã Kỳ Hoa mà còn của thị xã Kỳ Anh. Anh là một trong những điển hình tiên tiến trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

 

Mô hình trông cây Lan cảnh của anh Lê Văn Hòa,

 

        Có thể nói ngoài sự năng động sáng tạo, thì việc đầu tư kinh doanh còn xuất phát từ niềm đam mê. Như trường hợp của anh Lê Văn Hòa, bằng niềm đam mê về trồng cây lan cảnh, đầu năm 2020, anh  đã mạnh dạn đầu tư vốn mua các loại giống lan về ươm trồng. Trong khoảng sân nhà chưa đầy 100m2 được anh  thiết kế một cách tỷ mỉ, đẹp mắt. Ngoài tạo giàn cho lan còn trồng cây để ghép vào thân và tạo cảnh cho lan thêm phong phú về loại hình và kiểu dáng. Hiên tại, anh đã sưu tầm được hơn 100 giống lan khác nhau như: hồ điệp, trầm tím, hoa địa lan.lan vũ nữ… Dưới bàn tay tỷ mỉ, khéo léo, anh Hòa đã làm nên những tác phẩm lan cảnh tuyệt đẹp. Anh dự kiến sẽ nhân rộng 300 giống lan khác nhau. Niềm đam mê và tình yêu dành cho hoa lan của anh Hòa đang hứa hẹn mang lại thành công, mở ra hướng đi mới trên vùng đất đồi núi xã Kỳ Hoa.

           Còn đối với gia đình ông Đào Xuân Anh ở thôn Hoa Thắng lại quyết định xây dựng mô hình kinh  tế trang trại ở khu vực đồi Am. Nhờ được hỗ trợ từ nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ nông dân, ông đã đầu tư  phát triển kinh tế trang trại kết hợp chăn nuôi. Với phương châm “ lấy ngắn nuôi dài”, trên diện tich 3ha, ban đầu ông đã trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày và  đầu tư trồng cây keo, tràm, chè, cây ăn quả và nuôi trâu bò, gà thả đồi. Sự cần cù, chịu khó đã mang về cho gia đình những mùa quả ngọt. Hiện trang trại của ông đã trở nên trù phú, bạt ngàn keo, tràm xanh tốt, với trên 20 con bò thịt, 400 con gà cỏ thả vườn thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

 

Mô hinh nuôi bò của gia đình ông Đào Xuân Thắng ở thôn Hoa Thắng xã Kỳ Hoa

           Ông Nguyễn Mạnh Tấn- Chủ tịch Hội nông dân xã Kỳ Hoa cho biết: “Những năm qua, Hội nông dân xã Kỳ Hoa  đã phối hợp với hội cấp trên tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nghề, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, nhận ủy thác các nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách để giúp cho hội viên nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống.  Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" đã góp phần khơi dậy trong mỗi hội viên nông dân ý chí, dám nghĩ, dám làm, vượt qua mọi khó khăn để vươn lên làm giàu. Các hộ nông dân đã tích cực, chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đến nay, trên địa bàn xã Kỳ Hoa đã có hàng trăm mô hình sản xuất kinh doanh giỏi, trong đó có 42 mô hình có hiệu quả kinh tế cao, xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi theo hướng liên kết, sản xuất rau củ quả an toàn, thu nhập từ 300-500 triệu đồng mỗi năm”.

         Kỳ Hoa là địa phương vùng ven của thị xã Kỳ Anh có nhiều lợi thế về đất đai, đồi núi để phát triển kinh tế trang trại, trồng rừng nguyên liệu, chăn nuôi gia súc gia cầm, trồng trọt, phát triển kinh doanh dịch vụ. Do đó, những năm qua, cấp ủy- chính quyền địa phương và nhất là hội nông dân xã Kỳ Hoa đã có nhiều giải pháp khuyến khích hội viên nông dân tích cực phát triển kinh tế, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững. Vì vậy, Kỳ Hoa là một trong những địa phương ở thị xã Kỳ Anh xây dựng được nhiều mô hình kinh tế thành công.

         Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững đã đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của các hội viên hội nông dân xã Kỳ Hoa, giúp họ đổi mới cách nghĩ, cách làm, sử dụng đồng vốn hiệu quả và vận dụng sáng tạo những tiến bộ mới vào sản xuất. Tin rằng trong thời gian tới, trên địa bàn xã Kỳ Hoa sẽ xuất hiện thêm nhiều mô hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, phát triển kinh tế xã hội, phấn đầu đưa xã Kỳ Hoa sớm đạt xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2021.  

 

Theo Quỳnh Nga- Anh Tuấn/thixakyanh.hatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập78
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm77
  • Hôm nay21,660
  • Tháng hiện tại1,022,115
  • Tổng lượt truy cập92,195,844
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây