Học tập đạo đức HCM

Chấp nhận mất mát để tích tụ ruộng đất

Thứ ba - 30/05/2017 20:48
Các chuyên gia cho rằng tích tụ đất đai là cần thiết để phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao nhưng đi kèm đó phải chấp nhận một bộ phận nông dân bị mất đất.

Tại buổi tọa đàm "Tích tụ ruộng đất, được và mất" diễn ra mới đây, ông Võ Trí Hảo, Phó trưởng khoa Luật trường Đại học Kinh tế TP HCM cho rằng, Việt Nam cần bỏ hạn điền vì là nền kinh tế hàng hóa, mọi quy luật phải theo thị trường. Theo ông Hảo, các quốc gia khác không có chuyện giải cứu nông sản như heo, chuối, thanh long giống Việt Nam thời gian qua. Bởi, nông dân của họ được tổ chức sản xuất tốt, đầu ra, đầu vào phù hợp nhu cầu thị trường...

Ông Hảo cũng phân tích, bỏ hạn điền tức là tích tụ đất đai. Như vậy các chủ thể tập trung vào quan hệ đàm phán với nhiều nông dân để tạo ra cánh đồng lớn, đây là quan hệ hợp đồng có pháp lý rõ ràng. Ở góc nhìn này, cần cho phép tích tụ đất đai, có như vậy doanh nghiệp nông dân mới đầu tư xây dựng được thương hiệu cho con cháu.

Điều ông lưu ý là tích tụ đất thế nào phải đảm bảo an toàn tài sản tối đa cho dân, doanh nghiệp. Tránh tích tụ bằng công cụ hành chính, hãy để tự nhiên họ đến với nhau, tránh việc dùng cách phân phối lại, hay là chính sách thu hồi biến thành nhà nước tước đoạt đất của dân giao cho doanh nghiệp. Tất cả ai có nhu cầu đều mua được, không bị hạn chế hộ khẩu. Khả năng tiếp nhận hàng hóa càng tốt thì hàng càng có giá trị, đất đai cũng như vậy. 

chap-nhan-mat-mat-de-tich-tu-ruong-dat

Tích tụ ruộng đất mới giúp Việt Nam phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao. 

Đồng tình quan điểm, ông Nguyễn Thế Trung - Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An cho rằng, không có cách nào khác để nông nghiệp phát triển được nếu không đẩy mạnh tích tụ ruộng đất. Vì lúc đó, giá trị sản xuất nông nghiệp rất thấp, không thể phát triển bền vững, xanh và theo hướng công nghệ cao.

Tuy nhiên, theo ông cái mất của tích tụ ruộng đất là một bộ phận nông dân mất đất, thiếu việc làm. Khả năng rất có thể xảy ra là có một bộ phận nhỏ doanh nghiệp lợi dụng chủ trương tích tụ để đầu cơ không chính đáng, gắn với cán bộ chính quyền xin dự án, từ đất nông nghiệp sang đất thương mại. Nếu quản lý nhà nước chặt chẽ thì không được để xảy ra tình trạng này, phải cho doanh nghiệp có tâm huyết làm thì mới tích tụ đất được. "Chỉ sợ mình làm nông nghiệp theo phong trào thì chắc chắn thất bại", ông nói.

Tiến sĩ Trần Du Lịch đề xuất 4 giải pháp cho bài toán đất đai hiện nay. Thứ nhất, theo ông là chấp nhận một bộ phận nông dân sẽ bị mất đất và bộ phận đó sẽ được bổ sung vào thị trường lao động. Vấn đề đặt ra là làm sao để bộ phận này rời đất một cách chủ động chứ không bị cưỡng ép. Thực tế hiện nay không có lao động cho nông nghiệp, vậy nên một bộ phận thoát ly để trở thành người làm thuê là điều cần thiết.

Thứ hai là tất cả động thái tích tụ và tập trung đều nên thực hiện bằng chính sách phù hợp. Nhà nước không nên gom hết đất về mình để phân phát.

Về mặt chính sách, ông Lịch cho rằng nếu khuyến khích thì khuyến khích tập trung. Ông lấy ví dụ các trang trại Bắc Âu có 70% diện tích là thuê của nông dân, doanh nghiệp chỉ sở hữu 30%. Nếu thực hiện theo cách này sẽ khuyến khích người nông dân chấp nhận làm thuê trên mảnh đất của mình, vì họ sẽ có thu nhập, về già họ còn lấy được tiền bảo hiểm và tiền thuê đất để trang trải cuộc sống.

Cuối cùng, theo ông Lịch vai trò quan trọng nhất của nhà nước là tổ chức hệ thống phân phối làm sao để giảm chi phí sản xuất. Quản lý nhà nước phải tính đầu ra cho hàng nông nghiệp công nghệ cao. Hiện nay, công nghệ chưa cao đã cung thừa cầu, vì vậy tìm đầu ra cho hàng nông nghiệp công nghệ cao là điều phải tính đến.

Trong khi đó, ông Phan Chánh Dưỡng, Giảng viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright lại đưa ra góc nhìn về không gian sinh tồn. Theo ông, sở dĩ các chính sách tích tụ, tập trung đất đai không được người dân ủng hộ là bởi nó xâm phạm đến không gian sinh tồn của họ. 

Theo ông, đất đai gồm có hai yếu tố quan trọng là kinh tế và xã hội. Trong đó, yếu tố xã hội chính là không gian môi trường sinh sống. Do đó, không thể lấy hiệu quả sử dụng đất để xét giá trị của miếng đất, vì mỗi góc nhìn có giá trị sử dụng miếng đất khác nhau. Ví dụ người làm nông nghiệp sẽ đánh giá khác với người làm công nghiệp, càng khác với người coi miếng đất là nơi sinh sống của cả gia đình. 

"Vì vậy, chúng ta không thể lấy giá trị kinh tế để quét người nông dân ra khỏi miếng đất của mình. Vấn đề tích tụ, tập trung đất đai là một tờ giấy mà một mặt là kinh tế, một mặt là xã hội. Trong đó, cái lợi của không gian sinh tồn được tính theo chuẩn khác chứ ko phải bằng tiền", ông nói.

Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời cho biết, thực sự thấm thía không gian sinh tồn của nông dân nên doanh nghiệp ông luôn có tâm thế làm gì cũng nghĩ cho người nông dân. Nói về quy luật đánh đổi, theo ông Thòn thì doanh nghiệp muốn làm, muốn tồn tại trước hết phải giải quyết hiệu quả kinh tế. "Tôi cho rằng đời sống người nông dân, môi trường, xã hội… tất cả thay đổi của những yếu tố này phải hài hòa với lợi ích kinh tế. Khi làm cánh đồng mẫu lớn, tôi là người tiên phong về khái niệm này”, ông chia sẻ.

Về vấn đề tích tụ đất đai, ông Huỳnh Văn Thòn cho biết: “Đây là yếu tố cần thiết để làm thương hiệu, thị trường. Vấn đề ở chỗ chính sách nhà nước phải hiệu quả và hợp lý. Cả hai cách tích tụ và tập trung đều cho đất quy mô lớn để sản xuất nông nghiệp lớn. Quan điểm của tôi là đẩy mạnh tích tụ ruộng đất nhưng để cho thị trường điều tiết, nhà nước chỉ nên có chính sách khuyến khích cụ thể". 

Theo doanh nhân này, không đẩy mạnh tích tụ ruộng đất thì nông nghiệp khó mà phát triển được, nên Việt Nam phải chấp nhận một sự mất mát nào đó. Nếu người dân không có miếng đất để đi về, thì trách nhiệm của chúng ta là phải xây dựng cho người dân cuộc sống tốt hơn. 

Ông Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty Huy Long An cũng cho rằng, hiện nay, đã xuất hiện tầng lớp nông dân rất sáng tạo, mỗi năm họ có thể tạo ra giá trị sản phẩm đến 400 tỷ đồng trên một ha đất nông nghiệp. Một khi người nông dân biết tạo ra giá trị gia tăng trên mảnh đất thì quyền sở hữu của họ là bất khả xâm phạm, đất đai là quyền tự do tài sản.

Do đó, nhà nước không thể can thiệp biện pháp hành chính để lấy đất của nông dân. Có như vậy mới tránh được tình trạng kiện tụng, khiếu nại kéo dài, phức tạp xảy ra như lâu nay.

Lệ Chi/vnexpress.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập351
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại838,205
  • Tổng lượt truy cập92,011,934
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây