Học tập đạo đức HCM

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng hiệu quả

Thứ bảy - 03/06/2017 05:25
5 tháng đầu năm 2017, tổng diện tích gieo trồng lúa và màu trên địa bàn tỉnh đạt 261.876 héc-ta, giảm 4.142 héc-ta so cùng kỳ năm 2016. Tuy nhiên, đó lại là tín hiệu đáng mừng khi nông dân đã ý thức chuyển 2.284 héc-ta sang cây lâu năm, chuyển 364 héc-ta sang nuôi thủy sản. Riêng nông dân ở TX. Tân Châu và Tri Tôn còn cho đất nghỉ khoảng 1.100 héc-ta để chủ động chuyển sang sản xuất vụ hè thu sớm, vụ thu đông 2017.

Tăng giá trị sản xuất hơn 252 tỷ đồng

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Trần Anh Thư cho biết, nông dân ở nhiều địa phương đã chủ động mở rộng diện tích ngay trên nền đất lúa. Đến nay, diện tích cây lâu năm toàn tỉnh đạt trên 13.300 héc-ta, tăng 1.605 héc-ta so cùng kỳ năm 2016. Trong đó, cây ăn quả chiếm đa số với diện tích trên 11.000 héc-ta, tăng 1.848 héc-ta. Với khoảng 10.000 héc-ta đang cho trái, sản lượng thu hoạch trong 6 tháng ước đạt trên 86.000 tấn, tăng hơn 5.300 tấn so cùng kỳ. “Những tháng đầu năm 2017, ngành Nông nghiệp đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi theo hướng nâng cao chất lượng và có giá trị kinh tế cao như: Trồng chuối cấy mô, xoài 3 màu, nuôi heo công nghệ cao, kết hợp với tổ chức phát triển các mô hình liên kết sản xuất có hiệu quả và đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, kêu gọi đầu tư. Từ đó, kết quả sản xuất khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt kết quả khả quan”- ông Thư nhận xét.

Ước tổng giá trị sản xuất (GO so sánh 2010) khu vực I (KVI) trong 6 tháng đầu năm 2017 đạt 18.306,6 tỷ đồng, bằng 101,4% so cùng kỳ (tăng 252,5 tỷ đồng). Trong đó, ngoài sản phẩm lúa, nếp đóng góp 50,45% vào KVI, sản phẩm cây lâu năm tăng 19,81% đã đóng góp vào giá trị tăng thêm 136 tỷ đồng. Trong đó, sản phẩm chuối cấy mô với sản lượng ước đạt 400 tấn, sản phẩm xoài 3 màu ước đạt 24.600 tấn (tăng 7.900 tấn), đã góp phần làm tăng GO KVI. Trong khi đó, dù sản lượng các loại thủy sản nuôi trồng, khai thác đều giảm nhưng do thay đổi cơ cấu loại thủy sản nuôi và số lượng sản xuất giống tăng nên tổng GO ngành Thủy sản đạt gần 3.742,4 tỷ đồng, tăng 48,5 tỷ đồng so cùng kỳ.

Đẩy mạnh chuyển đổi

Đối với cây lúa, ngành Nông nghiệp thực hiện chuyển đổi ở những vùng trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, rau màu, nuôi thủy sản có giá trị kinh tế cao hơn. Đồng thời, chuyển dịch theo hướng xen canh với cây trồng khác để nâng cao hiệu quả sản xuất và cải tạo đất. Các địa phương đang tiếp tục khuyến khích nông dân chuyển sang trồng các giống lúa có chất lượng và giá trị cao, củng cố và nâng chất các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất lúa giống, tiếp tục áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất lúa để tạo ra sản phẩm sạch, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Đối với rau màu, ngành Nông nghiệp đang triển khai thực hiện kế hoạch chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng bắp theo Quyết định số 915/QĐ-TTg, ngày 27-5-2016 của Thủ tướng Chính phủ. Việc chuyển đổi theo hướng có thị trường tiêu thụ, phù hợp với điều kiện canh tác, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích, tăng thêm thu nhập cho nông dân. “UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch chuyển đổi trồng lúa sang trồng bắp với tổng diện tích chuyển đổi từ vụ hè thu 2016 đến vụ đông xuân 2018-2019 là 10.176,69 héc-ta”- ông Thư thông tin.

Đối với cây ăn trái, tổng diện tích được chuyển đổi trong 5 tháng đầu năm 2017 là 2.284 héc-ta, chủ yếu là chuối cấy mô 381 héc-ta, xoài 1.803 héc-ta và cây có múi 100 héc-ta (cam, quýt, bưởi...), tập trung ở các huyện Chợ Mới, Châu Phú, An Phú và TP. Châu Đốc. “Thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025, Sở NN&PTNT đang xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa kém hiệu quả sang rau màu và cây ăn trái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, vừa duy trì quỹ đất trồng lúa, tăng thu nhập cho người dân, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh”- ông Thư nhấn mạnh.

Nguồn: http://www.baoangiang.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập347
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm333
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại233,607
  • Tổng lượt truy cập85,140,643
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây