Học tập đạo đức HCM

Tích tụ ruộng đất, cần vượt qua tư duy của quá khứ

Chủ nhật - 21/05/2017 01:23
Sau hàng chục năm nâng lên, đặt xuống nhiều lần và được xem xét rất thận trọng, vấn đề mở rộng hạn điền, tích tụ ruộng đất đã có "hơi thở" mới.
uy nhiên, để mở rộng hạn điền, hàng loạt thách thức vẫn được đặt ra như: Mở rộng hạn điện cần phải hiểu như thế nào cho đúng? Làm sao để vượt qua nỗi lo trong tư duy - về việc hình thành "địa chủ" mới? Làm gì để việc tích tụ ruộng đất thực sự mang lại hiệu quả cao nhất...

Để tìm hiểu vấn đề trên, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). 

Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có chủ trương rà soát lại các chính sách liên quan đến đất đai tạo thuận lợi cho tích tụ, tập trung ruộng đất, mở rộng hạn điền cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Ông có thể giải thích rõ hơn về chủ trương trên?

Kể từ khi đổi mới, nông nghiệp Việt Nam có đóng góp rất quan trọng, đặc biệt về an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo ổn định xã hội. Tuy nhiên, bối cảnh hiện nay đã có những thay đổi, đó là thị trường đòi hỏi cao hơn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, về chế biến, về hội nhập kinh tế quốc tế

Năng suất lúa cao hơn, ít tốn công lao động và dễ dàng áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất là những hiệu quả thiết thực mà việc tích tụ ruộng đất mang lại. Ảnh: Minh Đức/TTXVN

Tất cả điều đó cho thấy, chúng ta phải có một cách làm kiểu mới k hông thể chỉ dựa trên nền tảng kinh tế nông hộ, mà phải đa dạng hóa thành phần kinh tế, tổ chức lại sản xuất quy mô lớn và phải áp dụng khoa học công nghệ. Muốn làm được điều đó thì việc đầu tiên là cần tháo gỡ về vấn đề hạn điền. Đây cũng là điểm mà Chính phủ xác định là "điểm nghẽn" cần phải tháo gỡ và tạo đột phá để có thể tận dụng rất tốt nguồn tài nguyên của đất nước. 

Theo ông, thực hiện chính sách hạn điền sẽ gặp khó khăn, thách thức gì? 

Theo tôi, có 3 thách thức lớn. 

Thứ nhất, hiện nay vẫn còn khoảng 45% dân số sống bằng nông nghiệp và 66% dân số sống ở nông thôn hoặc là đăng ký dưới hình thức nào đó vẫn liên quan đến ruộng đất. Nếu mở rộng quy mô để sản xuất nông nghiệp thì số lao động nông nghiệp dôi dư đó đi đâu, giải quyết việc làm cho họ như thế nào? 

Thứ hai, nếu mở rộng hạn điền và cho thị trường hoạt động thoải mái thì dễ dẫn đến xuất hiện một tầng lớp địa chủ mới, phát canh thu tô mà không ai hỗ trợ pháp lý cho nông dân. 

Thứ ba, liên quan đến vấn đề tư duy, chúng ta cần có bước đột phá về tư duy. Có lẽ chúng ta đã quen với cách tư duy thực tiễn hiện có với thành công trong quá khứ mà chưa sẵn sàng nhìn ra tương lai. Bởi khi chúng ta ra một luật hay một chính sách thì phải nhìn trong 20 năm tới sẽ đi đến đâu, chứ k hông phải yêu cầu thực tiễn của ngày hôm nay và 20 năm trước. 

Theo tôi, nếu chúng ta có giải pháp vượt qua 3 thách thức đó thì câu chuyên về hạn điền, chính sách pháp luật đất đai có thể xử lý rốt ráo nhưng cũng rất hợp lý kể cả về mặt hiệu quả kinh tế cũng như công bằng xã hội. 

Ông Trần Xuân Lưỡng, một nông dân ở Thái Bình, kiểm tra sâu bệnh trên lúa tại cánh đồng 12 ha của gia đình. Ảnh: Thu Hoài/TTXVN

 Nhiều quan điểm cho rằng, mở rộng hạn điền có thể hình thành một tầng lớp “ địa chủ mới ” hay làm tăng "bần cùng hóa" nông dân. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào và làm sao để có thể đảm bảo được lợi ích của các bên, lợi ích của người nông dân khi mà dân số ở khu vực nông nghiệp vẫn chiếm đa số ? 

Đây là một bài toán hóc búa không chỉ cho Việt Nam mà còn cho nhiều nước. Trong đó, có chuyện làm sao để đảm bảo bình đẳng xã hội và nếu đã thông suốt được rồi thì làm sao kích được quá trình đó diễn ra một cách “trơn tru” và êm đẹp. 

Để tránh được tình trạng bần cùng hóa nông dân , hay có người lợi dụng đầu cơ để phát canh thu tô , tôi cho rằng cần thực hiện một cách đồng bộ, nhất quán.

Thứ nhất đối với lợi ích của nông dân thì phải có tổ chức hỗ trợ pháp lý cho ng ười nông dân, đặc biệt trong các quan hệ hợp đồng với các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế lớn hơn họ. 

Thứ hai, phải tính đến những phương thức để người dân có thể tập trung ruộng đất với nhau và người sử dụng đất phải đảm bảo hiệu quả. Hay là có thể khuyến khích các hộ chuyển nhượng cho thuê đất lẫn nhau để c ó mảnh đất lớn hơn. Từ đó dễ tham gia kinh tế hợp tác, dễ kêu gọi doanh nghiệp vào hợp tác cùng làm chuỗi giá trị. Như vậy vẫn đảm bảo quyền của người nông dân với ruộng đất của họ. 

Còn đối với những người có nhiều tiền muốn đ ầu cơ phát canh thu tô thì cũng phải tính tới việc nếu không sử dụng hiệu quả, có thể sử dụng công cụ thuế để đảm bảo người có đất phải sử dụng hiệu quả. Tránh tình trạng có đất để đấy đầu cơ. Đồng thời, nghiêm cấm tình trạng mua đất nông nghiệp sau đó chuyển đổi mục đích sử dụng.

Tuy nhiên, cũng phải tính đến phương án rút dần lao động nông nghiệp, vì quy mô diện tích đất theo hộ của Việt N am hiện nay quá nhỏ, sử dụng kém hiệu quả mà thu nhập tạo ra từ nông nghiệp k hông đủ lớn để mọi ng ười thực sự quan tâm. Do đó, cần phải có con đường để cho lao động dôi dư, những người không thiết tha với sản xuất nông nghiệp thoát ra. 

Vậy theo ông đâu là những giải pháp mà tích tụ ruộng đất thực sự mang lại hiệu quả cao nhất cũng như giúp hình thành một nền nông nghiệp hiện đại và có sức cạnh trạnh? 

Tôi cho rằng, trong giai đoạn phát triển mới của Việt Nam , việc đầu tiên là cần đưa được đất đến tay ng ười sử dụng tốt nhất, mục đích sử dụng hiệu quả nhất và vẫn phải đảm bảo được những công bằng xã hội, đặc biệt là quyền lợi của người nông dân. 

Trước mắt, cần xem xét để sửa đổi L uật Đất đai; trong đó phải tính đến chuyện linh hoạt hóa được mục đích sử dụng đất giữa các loại cây, con khác nhau , làm sao vẫn là đất sản xuất nông nghiệp và đảm bảo những tiêu chuẩn nhất định về mặt xã hội và môi trường. 

Riêng đối với doanh nghiệp làm sao phải có cơ chế kích thích được thị trường cho thuê đất nông nghiệp giữa nông dân và doanh nghiệp để nông dân vẫn đảm bảo quyền tài sản của mình đối với đất đai của mình. 

Ngoài ra, cần kích hoạt được vai trò của chính quyền địa phương để có thể làm trọng tài, đầu mối để kết nối giữa doanh nghiệp và nông dân. Đối với doanh nghiệp thuê đất thì phải đảm bảo được quyền tài sản của họ trên đất. 

Đó là những giải pháp có thể xem xét trong thời gian 5 năm tới, nhưng trong trung và dài hạn cũng phải tính toán tới việc kích hoạt được thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp hoạt động đầy đủ và đúng chức năng. 

Xin cảm ơn ông ! 
Tác giả bài viết: Huy Trung/TTXVN
Nguồn: baotintuc.vn 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập577
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại737,080
  • Tổng lượt truy cập93,114,744
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây