Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp công nghệ cao trở thành 'làn sóng mới'

Chủ nhật - 28/02/2016 08:04
Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao được Bộ NN-PTNT bình chọn là 1 trong 10 vấn đề nổi bật của nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn 2010-2015.
Nông nghiệp công nghệ cao trở thành 'làn sóng mới'
 
Theo Bộ NN-PTNT, nông nghiệp công nghệ cao, trong đó có việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, đã trở thành “làn sóng mới” trong lĩnh vực nông nghiệp. Với tiềm lực về vốn, kinh nghiệm thương trường, được sự giúp sức của các nhà khoa học…, các doanh nghiệp lớn tập trung đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, trong đó có chú trọng áp dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống, sản xuất và sử dụng các chế phẩm sinh học..., đang tạo ra những sản phẩm chất lượng, được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi, bước đầu cạnh tranh được với hàng hóa nhập ngoại và hướng tới xuất khẩu.
Các vấn đề nổi bật khác được Bộ NN-PTNT bình chọn như: xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào rộng khắp trong cả nước, được cả hệ thống chính trị và người dân đồng tình hưởng ứng; kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt trên 30 tỉ USD vào năm 2014 với 10 loại nông sản xuất khẩu đạt hơn 1 tỉ USD/năm; hình ảnh những cán bộ Kiểm ngư anh dũng đấu tranh trên biển đã khích lệ lòng yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc trong cuộc đấu tranh bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.
Theo Bộ NN-PTNT, tái cơ cấu ngành nông nghiệp được triển khai thực hiện; Quốc hội thông qua chủ trương giữ ổn định 3,8 triệu ha đất trồng lúa; ban hành thông tư liên tịch về “kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính” trong Ngành NN-PTNT đã xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức thuộc hệ thống cũng là những vấn đề nổi bật trong nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2010-2015.
Các sự kiện nổi bật còn lại gồm: nguồn vốn ODA huy động trong nông nghiệp, nông thôn đạt mức kỷ lục với hơn 2,7 tỉ USD trong 5 năm qua; Quốc hội thông qua nhiều bộ luật nhất về lĩnh vực nông nghiệp như luật Phòng chống chống thiên tai, luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, luật Thú y; chi trả dịch vụ môi trường rừng là chính sách có hiệu quả rõ rệt nhất đối với việc bảo vệ và phát triển rừng hiện nay.
Theo Bùi Trần/thanhnien.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập823
  • Hôm nay38,433
  • Tháng hiện tại50,312
  • Tổng lượt truy cập88,728,646
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây