Học tập đạo đức HCM

Tái cơ cấu để nâng cao giá trị

Chủ nhật - 22/02/2015 20:07
Đó là khẳng định của ông Lê Như Tuấn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thanh Hóa khi trả lời cuộc phỏng vấn với PV NNVN
“Tái cơ cấu” là một chủ trương đúng đắn và cần thiết nhưng theo ông, để “tái cơ cấu” thành công thì việc cần làm nhất của Thanh Hóa hiện nay là gì? Thực hiện Quyết định số 899/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, cuối năm 2013 ngành Nông nghiệp Thanh Hóa đã xây dựng đề án tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững. Để hiện thực hóa đề án này, trước tiên là phải tạo được chuyển biến căn bản về quy mô, năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông, lâm, thủy sản có tiềm năng, lợi thế và có thị trường tiêu thụ. Nhưng để làm được điều này, phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là chính quyền địa phương. Nếu chỉ nói suông mà không cầm tay chỉ việc cho nông dân, không thay đổi tư duy trong việc tìm tòi, nghiên cứu các giống cây trồng, vật nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao để chuyển giao thì ngành nông nghiệp huyện, xã đó cũng chỉ dậm chân tại chỗ. Tất nhiên, Sở NN-PTNT là đơn vị chỉ đạo thực hiện nên sẽ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, đưa ra các thông số cụ thể, khả quan để định hướng, chỉ đạo cấp cơ sở thực hiện. Yếu tố tiếp theo là tích tụ ruộng đất và thay đổi tư duy của nông dân. Tại sao ở Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Nông Cống… có những hộ dân hái ra bạc tỷ nhờ SXNN, bởi vì ở đó chính quyền quan tâm, thường xuyên tuyên truyền để người dân tự giác chuyển từ SX nhỏ lẻ, manh mún sang cánh đồng mẫu lớn, đưa cơ giới hóa đồng bộ vào SX, góp phần tăng năng suất cây trồng lên 10 - 15% so với SX truyền thống. Đối với vật nuôi, ngoài những đối tượng nuôi phổ biến như lợn, bò, gà, vịt… bà con còn biết tiếp nhận, mạnh dạn đầu tư nuôi các đối tượng nuôi mới như chim trĩ, cá rô phi, nhím… Như vậy, ngành Nông nghiệp Thanh Hóa đang có rất nhiều lợi thế để phát triển, điều quan trọng là Trung ương, tỉnh cần phải có chính sách đặc thù, tương xứng để hỗ trợ nông dân đầu tư lâu dài, hiệu quả. Tỉnh Thanh Hóa có đến gần 80% dân số SXNN. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích chưa được như mong muốn, ông và ban lãnh đạo ngành sẽ làm gì để nâng vị thế ngành và thu nhập cho nông dân? Đúng như chị nói, mặc dù Nông nghiệp Thanh Hóa đứng top đầu khu vực Bắc Trung bộ cả về năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, nhưng so với miền Bắc và miền Nam thì đang còn “thấp bé nhẹ cân” lắm. Chính tôi cũng thấy hiệu quả trong SXNN hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Vì thế, sắp tới đề án tái cơ cấu ngành sẽ tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chuyển đổi mô hình tăng trưởng trong nông nghiệp để nâng cao thu nhập cho bà con. Cụ thể, lĩnh vực trồng trọt hướng đến giảm tỷ trọng lúa, mía sang các cây trồng như: rau các loại, ngô, cây ăn quả, cây thức ăn chăn nuôi... phấn đấu đến năm 2020, giảm hơn 33 nghìn ha lúa; 8,5 nghìn ha mía; 7,45 nghìn ha lạc; 3,1 nghìn ha sắn; 830 ha cói để tăng diện tích cây thức ăn chăn nuôi lên 12,5 nghìn ha; ngô 20 nghìn ha; rau các loại 5,7 nghìn ha và cây ăn quả 7,5 nghìn ha. Ưu tiên đầu tư 7 sản phẩm có lợi thế đến năm 2025 gồm: Lúa; ngô thâm canh; vùng rau an toàn; hoa, cây cảnh; mía thâm canh; cây thức ăn chăn nuôi và cây ăn quả tập trung. Đối với chăn nuôi, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trang trại tập trung, công nghệ cao, đồng bộ, theo chuỗi giá trị (từ giống, thức ăn, thú y... đến giết mổ, chế biến, tiêu thụ) gắn với thị trường, song song với con nuôi có giá trị cao. Chú trọng phát triển 5 sản phẩm như bò sữa; bò thịt chất lượng cao; lợn hướng nạc; gà lông màu và con nuôi đặc sản (lợn sữa xuất khẩu, lợn mán, lợn rừng, gà ri, vịt). Mảng lâm nghiệp ưu tiên phát triển rừng gỗ lớn; luồng thâm canh; quế; mắc ca và khai thác cây dược liệu dưới tán rừng. Riêng thủy sản, giảm tỷ trọng nuôi nước ngọt, tăng nuôi mặn, lợ và tăng tỷ trọng các đối tượng nuôi có giá trị cao, phù hợp XK như tôm chân trắng, tôm sú, cá rô phi. Tập trung chuyển đổi 1 nghìn ha/năm ruộng trũng cấy lúa năng suất thấp sang nuôi nước ngọt, nâng diện tích nuôi trồng lên 24 nghìn ha năm 2020 và 29 nghìn ha năm 2025. Về chuyển đổi mô hình tăng trưởng trong nông nghiệp, khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC), trước mắt xây dựng Khu Nông nghiệp ứng dụng CNC Lam Sơn - Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, quy mô 800 - 1.000 ha; Khu Nông nghiệp CNC thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định, quy mô 1.800 ha và hình thành vùng SXNN tập trung dọc đường Hồ Chí Minh để phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp chế biến gắn với các vùng nguyên liệu SX các sản phẩm lợi thế của tỉnh, đặc biệt là chế biến sâu theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Đồng thời, khuyến khích và tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để hình thành các hình thức liên kết trong SX, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa các hộ, hợp tác xã, trang trại và doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp có vai trò hạt nhân liên kết. Đưa cơ giới hóa đồng bộ vào SX để tăng năng suất, chất lượng nông sản Ông có thể dẫn ra một vài mô hình nông nghiệp CNC các địa phương đã thực hiện đem lại hiệu quả kinh tế cho nông dân? Tất nhiên là được. Những mô hình tôi giới thiệu đây đang mở ra hướng đi mới cho ngành nông nghiệp xứ Thanh. Đó là mô hình tưới nước nhỏ giọt cho mía theo công nghệ Israel của Cty CP Mía đường Lam Sơn, với diện tích trên 300 ha; Cty này cũng đang triển khai nhiều mô hình nông nghiệp CNC trong SX giống mía, cây ăn quả, dưa lê, cà chua, ớt ngọt, hoa lan... trong nhà lưới, với quy mô 140 ha. Mô hình trồng hoa ly, hoa lan và các loại rau trái vụ trong nhà lưới, có mái che ở Đông Hải, Quảng Thắng - TP Thanh Hóa; SX rau an toàn theo quy trình VietGAP trong nhà lưới tại TP Thanh Hóa, các huyện Yên Định, Triệu Sơn, Thiệu Hóa, Hoằng Hóa, Hậu Lộc... với quy mô khoảng 3 - 4 ha/mô hình. Cty CP Sữa Việt Nam đầu tư Trang trại bò sữa Thanh Hóa 1 ở huyện Thọ Xuân, quy mô 1.500 con; trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 ở huyện Như Thanh với 2.000 con. Cty CP Giống Thủy sản nuôi tôm chân trắng thâm canh, sử dụng hệ thống mái che tại xã Hải Châu, huyện Tĩnh Gia trên diện tích 3 ha… Đảm bảo ổn định đầu ra cho nông sản đóng vai trò rất quan trọng, ông đã nghĩ tới giải pháp cho vấn đề này chưa? Chúng tôi sẽ làm tốt chức năng dự báo thị trường về số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá mà thị trường cần; tình hình cung - cầu, giá cả của mỗi mặt hàng. Trên cơ sở đó, căn cứ quy hoạch, điều kiện, lợi thế của mỗi địa phương, lựa chọn phát triển các đối tượng cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp. Xây dựng kế hoạch cung ứng các sản phẩm đầu vào cho các KCN, trước mắt là thực hiện với KCN Nghi Sơn. Đồng thời, phát huy vai trò chương trình “liên kết 4 nhà” để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Đầu tư phát triển hệ thống chợ ở các thị trấn, thị tứ, các trung tâm “công nghiệp - dịch vụ nông thôn”, chợ đầu mối… Về lâu dài đầu ra sản phẩm sẽ theo cơ chế liên kết giữa người SX với người SX, tức là nông dân tự nguyện thành lập các tổ, nhóm hợp tác, HTX; cùng nhau gieo trồng một hoặc một số loại giống nhất định, áp dụng cùng quy trình SX tiên tiến, được cập nhật theo hướng thực hành nông nghiệp tốt; cùng nhau quản lý SX nhằm đáp ứng yêu cầu về sản lượng và chất lượng nông sản cho các doanh nghiệp đặt hàng. Khuyến khích liên kết giữa các DN nhằm cung cấp dịch vụ đầu ra và đầu vào cho SX và liên kết theo chuỗi, có nghĩa nông dân, các tổ chức đại diện của nông dân có hợp đồng nông sản ký với DN, cơ quan nghiên cứu, khuyến nông… được chính quyền địa phương chấp thuận nhằm tăng hiệu quả và giảm chi phí SX. Hai năm nay Thanh Hóa ban hành khá nhiều chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ông có nghĩ sự đổi mới này sẽ giúp nông nghiệp Thanh Hóa khởi sắc? Chắc chắn là có rồi. Mà thực tế mấy năm gần đây DN đang đóng vai trò là “bà đỡ ” cho nông dân trong việc đầu tư giống, vật tư kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm, đồng thời đóng góp cho việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu vực nông thôn. Hình thành và phát triển vườn ươm DN (Trung tâm ươm tạo DN) nhằm nuôi dưỡng, phát triển các DN mới thành lập, giúp họ có khả năng đứng vững trên thương trường để tái đầu tư vào ngành… Thời gian tới Thanh Hóa sẽ cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo sức hấp dẫn mới tiếp tục thu hút DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Xin cảm ơn ông!  
THANH NGA
Theo nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập724
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại770,155
  • Tổng lượt truy cập93,147,819
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây