Sau khi phường Vĩnh Phú mất toàn bộ vườn cây ăn trái do quá trình đô thị hóa, giờ áp lực này đang đè lên những nhà vườn ở các phường: Bình Nhâm, Lái Thiêu, Bình Chuẩn…
Hết vườn tược rồi!
“Ngập úng, ô nhiễm nguồn nước, nhưng cái chính là đô thị hóa khiến nông dân làm vườn chặt cây và phân lô bán nền hết ráo. Giờ tui phải hướng bà con làm nông theo hướng nông nghiệp đô thị, như mô hình nuôi thỏ cao sản”- ông Lưu Văn Nhàn - Chủ tịch Hội Nông dân phường Vĩnh Phú nói.
Cứ tưởng là được quy hoạch thành đô thị sinh thái thì phường Bình Nhâm thoát khỏi sức ép đô thị hóa lên các nhà vườn, tuy nhiên theo lời ông Trần Thanh Tùng – Chủ tịch Hội Nông dân phường này thì “Nó (sức ép đô thị hóa - PV) đâu có chừa chúng tôi”.
Theo ông Tùng, giờ ở hai khu phố Bình Đức và Bình Phước trên địa bàn phường, số diện tích vườn cây ăn trái còn khá ít. Nguyên nhân là lâu nay nông dân dành đất để ở hơn để trồng cây. “Con cái lớn lên thì các hộ phải cho cắt đất làm nhà ra riêng” - ông Tùng lý giải.
Thực tế tại khu phố Bình Phước, nếu như trước đây bạt ngàn những vườn măng cụt thì giờ đây nhiều khu vườn đã phải nhường chỗ cho nhà ở. Một vài miếng đất đang được đổ nền và một số bảng bán đất mọc lên trong khu phố này. Chị Thanh Thủy – một chủ quán nước ở đây cho biết, những ngôi nhà xây dựng bất hợp pháp xen giữa những vườn cây thi thoảng cứ mọc lên bất chấp chính quyền cấm xây dựng nhà để bảo vệ những vườn cây ăn trái. “Trồng cây ăn trái không phải thu nhập chính của bà con làm vườn ở đây, nên khi con cái lập gia đình họ đành phải cắt đất xây nhà cho ra riêng” - chị Thủy thổ lộ.
Giải cứu vườn trái cây đặc sản
Quan điểm Ông Trương Công Thạch – Phó Trưởng phòng Kinh tế thị xã Thuận An Chính sách hỗ trợ vườn cây ăn trái đặc sản của tỉnh Bình Dương bước đầu đã đem lại cho nông dân ý thức, trách nhiệm với vườn cây ăn trái đặc sản truyền thống. Chính sách này đáp ứng được sự mong đợi của nhiều hộ dân có vườn cây và góp phần về khả năng phục hồi vườn cây tạo “lá phổi xanh” cho tỉnh. |
Bình Dương cũng chi ngân sách để hỗ trợ 50% số tiền giúp nông dân phát triển thị trường, sản phẩm… trên các phương tiện thông tin đại chúng. Riêng đối với các hộ trồng cây ăn quả ở thị xã Thuận An, số tiền hỗ trợ vật tư lên đến 70% và hỗ trợ tiền cho bà con thất mùa (đạt thấp hơn 60% năng suất bình quân), hỗ trợ 100% vật tư nông nghiệp và tiền cho nhà vườn không có thu hoạch.
Theo Phòng Kinh tế thị xã Thuận An, hiện Thuận An có hơn 1.000ha diện tích vườn cây ăn trái gồm măng cụt, mít tố nữ, bòn bon, dâu… Trong năm 2014, Thuận An đã cấp phát phân bón và hỗ trợ chăm sóc vườn hơn 4 tỷ đồng cho hơn 1.800 hộ nông dân ở các phường, xã: An Sơn, Bình Nhâm, Hưng Định, An Thạnh với diện tích hơn 500ha.
Trong khi đó ông Võ Thanh Quan – Phó Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Thuận An cho biết, tỉnh Bình Dương hạ quyết tâm đến năm 2020 phải giữ cho được 1.000ha vườn cây ăn trái ở Lái Thiêu.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;