Đó là một trong các nhiệm vụ trọng tâm tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp được nêu trong báo cáo sơ kết đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả và phát triển bền vững” (gọi tắt là tái cơ cấu nông nghiệp) tại huyện Trà Ôn.
Mùa vụ, cây trồng, vật nuôi chuyển đổi tích cực
Năm 2014, UBND huyện Trà Ôn chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn, ứng dụng tốt khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tăng thu nhập và hiệu quả trên cùng một đơn vị diện tích. Nông nghiệp phát triển khá toàn diện, tăng trưởng khá, với giá trị sản xuất nông nghiệp- thủy sản đạt 3.010 tỷ đồng, riêng giá trị nông nghiệp đạt 2.702 tỷ đồng.
Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch đúng định hướng, với lĩnh vực trồng trọt chiếm 51,7%, chăn nuôi 36,4% và dịch vụ nông nghiệp 11,9%. Cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi đã chuyển đổi tích cực, sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hàng hóa nông sản, thâm canh, tăng vụ...
Nông dân Nguyễn Văn Tiện đang canh tác 4.000m2 đất ở ấp Mỹ Thạnh A, xã Lục Sĩ Thành. Khoảng 2/3 diện tích đất trồng củ sắn, đang vào mùa thu hoạch và phần còn lại dành ươm cam giống.
“Sắn này gần 4 tháng, dỡ bán được rồi, nhưng đang rộ mùa nên tui chưa kêu lái. Giá sắn hiện xuống hơi thấp, khoảng 2.200- 2.500 đ/kg. Tui neo lại, chăm sóc đều đặn, để chờ thời điểm giá nhích lên”- anh Tiện nói.
Anh Tiện trồng củ sắn nay được 3 mùa. Mùa đầu thu hoạch 14,5 tấn/công, mùa kế lên hơn 18 tấn/công và mùa này “thấy sắn trúng đó, chắc không rớt với 2 mùa kia”.
Nông dân này cũng như nhiều nông dân khác ở địa phương trồng trọt theo “quy trình” mà Chủ tịch UBND xã Lục Sĩ Thành Nguyễn Thành Luân nói với chúng tôi: Hết mùa củ sắn, tới mùa đậu nành (và mía), tới bắp, rồi quay lại củ sắn. Và trong một năm, quy trình mùa vụ đó cứ xoay vòng như vậy.
Theo Chủ tịch UBND xã Nguyễn Thành Luân, vườn cây ăn trái là thế mạnh và là hướng chủ yếu ở địa bàn này từ nào giờ. Bên cạnh đó rau màu cũng là “một khía” không thể thiếu để thâm canh, xen canh tăng vụ và tăng thu nhập cho người dân.
Đề cập tới tái cơ cấu nông nghiệp ở 2 thế mạnh đặc trưng vùng cù lao Mây, ông cho biết trước đây cây ăn trái được nông dân trồng có khi tràn lan, thực hiện tái cơ cấu, địa phương sẽ chọn lọc lại các địa bàn có trồng các loại cây ăn trái chủ lực: chôm chôm, bưởi Năm Roi, nhãn da bò,... hình thành vùng sản xuất tập trung tại các ấp Mỹ Thạnh B, An Thành, Tân Thạnh.
Ở cây màu, xã cũng đã có hướng quy hoạch thành vùng trồng màu tương tự như cây ăn trái. “Chúng tôi vẫn khuyến khích duy trì diện tích màu hiện có và sẽ từ từ phát triển hàng năm. Như ở An Thạnh, Long Hưng, Mỹ Thạnh A sắp tới được định hướng lập vùng trồng màu tập trung và sản xuất theo hướng hàng hóa, rau màu an toàn”- Chủ tịch UBND xã Nguyễn Thành Luân nói.
Cùng ngồi lại tham gia tái cơ cấu
Hiện trong xã có tổ hợp tác trồng củ sắn. Đó là nơi những nông dân trồng củ sắn ngồi lại để bàn, chia sẻ cách làm loại màu này cho nhau. Một cán bộ tại xã Lục Sĩ Thành nói vui: Nông dân ở ấp Mỹ Thạnh A, ai mà mùa này “rớt 10 tấn củ sắn/công thì sẽ... không dám nói chuyện với mấy nông dân kia đâu. Vì thường là thu hoạch từ 12 đến 18 tấn/công.
Theo nông dân ở đây: “Điều đặc biệt là trong trồng củ sắn, kỹ sư nông nghiệp đôi khi chưa rành bằng nông dân”. Xâu chuỗi việc hình thành tổ, nhóm hợp tác sản xuất để hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm và củ sắn thì chỉ nông dân là “rành” hơn cả trong việc trồng trọt, chăm sóc, tự tìm đầu ra, đem ra bàn luận, có thể rất có giá trị đối với việc tái cơ cấu nông nghiệp.
Tương tự câu chuyện củ sắn sẽ rất có giá trị với bắp, đậu nành, đậu đỏ, mía (các cây công nghiệp ngắn ngày), các loại rau màu ở không riêng địa bàn Lục Sĩ Thành, Phú Thành, không riêng toàn huyện Trà Ôn mà sẽ có giá trị đối với nhiều địa phương khác trong tỉnh, với từng thế mạnh riêng biệt về cây, con để tham gia tái cơ cấu nông nghiệp.
Ông Ôn Thanh Ngân- Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT Trà Ôn, nói ngành tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích nông dân đẩy mạnh chuyển dịch cây trồng, chăn nuôi theo hướng phát triển bền vững, cả về diện tích, sản lượng.
Diện tích rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày ở huyện nay ở huyện tập trung ở Lục Sĩ Thành, Phú Thành, Tích Thiện, Vĩnh Xuân, Thuận Thới. Ngành huyện khuyến cáo duy trì cây, con là thế mạnh từ nào giờ, đồng thời khuyến khích nông dân những cây, con mới để đưa vào nuôi trồng trong thời gian tới, và làm sao để đảm bảo hiệu quả sản xuất và có thu nhập cao cho bà con.
“Trong tổng thể của tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi thì vấn đề tiên quyết là giải quyết đầu ra cho sản phẩm theo hướng hàng hóa tham gia mạnh vào thị trường. Giải quyết được đầu ra cho nông sản của nông dân mới có thể đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp và nâng cao giá trị, hiệu quả và phát triển bền vững các sản phẩm nông nghiệp, lúa má, cây, con”- ông Ngân nói.
Việc hình thành tổ, nhóm hợp tác sản xuất để hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm và củ sắn thì chỉ nông dân là “rành” hơn cả trong việc trồng trọt, chăm sóc, tự tìm đầu ra, đem ra bàn luận, có thể rất có giá trị đối với việc tái cơ cấu nông nghiệp.
Tương tự, câu chuyện củ sắn sẽ rất có giá trị với bắp, đậu nành, đậu đỏ, mía (các cây công nghiệp ngắn ngày), các loại rau màu không riêng ở địa bàn Lục Sĩ Thành, Phú Thành, không riêng toàn huyện Trà Ôn mà sẽ có giá trị đối với nhiều địa phương khác trong tỉnh, với từng thế mạnh riêng biệt về cây, con để tham gia tái cơ cấu nông nghiệp.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;