Học tập đạo đức HCM

Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp: Kết quả bước đầu và những vấn đề đặt ra

Thứ bảy - 03/02/2018 08:22
Qua 3 năm thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” của tỉnh đã góp phần nâng cao giá trị thu nhập, đời sống của người nông dân ổn định hơn. Tuy nhiên, tái cơ cấu trên thực tiễn mới chỉ là bước đầu, vẫn chưa tạo được chuyển biến rõ rệt; tốc độ tăng trưởng của ngành chưa thực sự vững chắc. Để thực hiện Đề án hiệu quả, các cấp, các ngành cần từng bước tháo gỡ khó khăn về nhận thức, cơ chế, chính sách, xác định và phát huy những “cây, con” lợi thế của từng địa phương.

I. Kết quả sau 3 năm tái cơ cấu

Thực hiện Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10-6-2013 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của Bộ NN và PTNT, BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 17-7-2014 về tăng cường lãnh đạo việc thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Nam Định; UBND tỉnh có Quyết định số 1346/QĐ-UBND ngày 30-7-2014 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Nam Định theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2014-2020, đồng thời bổ sung nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện Đề án cho Ban chỉ đạo NTM các cấp. Từ các đặc điểm và lợi thế về sinh thái, thổ nhưỡng, tỉnh đã lựa chọn và xây dựng chương trình phát triển các sản phẩm chủ lực gồm “5 cây, 4 con”, đó là: lúa chất lượng cao, lúa giống, lạc, khoai tây và rau chất lượng cao; lợn, gà, ngao và tôm. Ngành NN và PTNT đã và đang tham mưu cho tỉnh xây dựng chương trình phát triển cho từng loại sản phẩm chủ lực nói trên.

Nông dân xã Nghĩa Phong (Nghĩa Hưng) chăm sóc cây vụ đông.
Nông dân xã Nghĩa Phong (Nghĩa Hưng) chăm sóc cây vụ đông.

Sau 3 năm thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, các tiến bộ kỹ thuật mới, nhất là về giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao và mở rộng cơ giới hóa các khâu sản xuất được các huyện, thành phố tập trung áp dụng triển khai trên diện rộng. Nhờ đó nâng cao được năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng của các sản phẩm, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất. Các giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao và chống chịu tốt với sâu bệnh được khảo nghiệm, trình diễn nhiều lần trước khi bổ sung vào cơ cấu và mở rộng nhanh diện tích thay thế cho các giống cũ. Ở những vùng ven biển đã đổi mới cơ cấu giống cây trồng theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu. Tỷ lệ lúa chất lượng cao tăng lên 71,5% diện tích; các giống lúa nhiễm sâu bệnh nặng trong vụ mùa như BT7 đã được thay thế bằng các giống kháng sâu bệnh… do vậy đã nâng cao hiệu quả sản xuất lúa tăng 7-10% so với trước đây. Cơ cấu giống khoai tây, ngô, rau màu các loại và nhiều loại cây trồng khác cũng được đổi mới nhanh theo hướng chất lượng và hiệu quả. Chương trình phát triển giống cây trồng tiếp tục được triển khai tích cực, bước đầu cho kết quả tốt; một số giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao như: M1, CS6, Thiên Trường 217 và một số giống khoai tây sạch bệnh đang được nghiên cứu đưa vào sản xuất. Cty TNHH Cường Tân, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển giống lúa của Tập đoàn Syngenta đang sản xuất thử và phát triển sản xuất một số giống lúa lai mới có triển vọng... Việc chuyển đổi linh hoạt đất trồng lúa cũng được triển khai khá hiệu quả. 3 năm qua, toàn tỉnh đã chuyển đổi được trên 1.353ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các cây rau màu có giá trị và hiệu quả kinh tế cao như: lạc, cà chua, bí xanh, ớt, cây dược liệu… Hiệu quả kinh tế sau chuyển đổi phổ biến cao gấp 2-5 lần so với trồng lúa. Chương trình phát triển sản xuất rau sạch, rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP bước đầu được quan tâm. Từ năm 2015 đến nay, hằng năm tỉnh thực hiện được hàng chục mô hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP. Hiện nay, có Cty VinEco, Cty TNHH Tuệ Hương, Cty CP Rau quả sạch Ngọc Anh… đã được cấp giấy chứng nhận sản xuất rau an toàn VietGAP. Trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ thúc đẩy nâng cao thu nhập và ổn định sản xuất, kinh doanh nông nghiệp cho khu vực lân cận thành phố Hà Nội và tỉnh Nam Định do tổ chức JICA và tỉnh Ibaraki (Nhật Bản) hỗ trợ, mỗi năm, tỉnh thực hiện được 7-10 mô hình sản xuất rau an toàn theo công nghệ Nhật Bản. Dự án có kết quả tốt và có nhiều triển vọng phát triển trên diện rộng. Tái cơ cấu chăn nuôi được triển khai theo hướng phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại tập trung quy mô vừa và nhỏ; hình thành các doanh nghiệp chăn nuôi theo quy trình tiên tiến và các trang trại chăn nuôi theo phương pháp truyền thống. Các công nghệ và kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến như công nghệ chuồng kín, quy trình chăn nuôi sinh thái… được áp dụng nhanh trong các trang trại, gia trại. Nhờ đó đã giảm thiểu phát sinh dịch bệnh và ô nhiễm môi trường, nâng cao được hiệu quả chăn nuôi. Toàn tỉnh hiện có 313 trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí mới, giá trị sản lượng hàng hóa năm 2017 ước đạt 487 tỷ đồng, lợi nhuận bình quân đạt 250 triệu đồng/trang trại. Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGAHP từng bước được áp dụng trong chăn nuôi. Đến nay, toàn tỉnh có 9 trang trại đã được cấp giấy chứng nhận thực hành chăn nuôi tốt VietGAHP. Chương trình xây dựng cơ sở và vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh và chương trình quản lý đàn lợn đực giống cũng được triển khai và đạt một số kết quả bước đầu; tỉnh đã xây dựng được 1 xã (xã Xuân Ngọc, Xuân Trường) và 14 trang trại lợn đảm bảo tiêu chí và được công nhận an toàn dịch bệnh đối với bệnh lở mồm long móng và dịch tả lợn, góp phần quản lý tốt dịch bệnh và chất lượng đàn lợn đực giống, cải tạo chất lượng đàn vật nuôi ngay từ khâu con giống. Nuôi trồng thủy sản chuyển dần từ quảng canh sang thâm canh, hình thành các vùng nuôi tập trung. Nhiều đối tượng nuôi mới có giá trị, hiệu quả kinh tế cao được du nhập và phát triển ở các vùng nuôi như: tôm thẻ chân trắng, cá song, cá vược... Năng lực, hiệu quả khai thác hải sản được tăng cường. Đẩy mạnh phát triển đội tàu có công suất lớn, khai thác xa bờ gắn với việc phát triển mạng lưới thu gom, dịch vụ hậu cần thủy sản. Triển khai các mô hình ứng dụng tiến bộ trong khai thác, bảo quản sản phẩm trên tàu cá xa bờ. Để mở rộng thị trường tiêu thụ sản  phẩm nông, lâm, thủy sản, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các đơn vị phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo xúc tiến thương mại, mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản. Xây dựng và quảng bá nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm nông, lâm, thủy sản chủ lực của tỉnh tại thị trường trong nước và xuất khẩu. Nhiều sản phẩm khẳng định được trên thị trường trong và ngoài nước như: Gạo sạch Toản Xuân, Ngao sạch Lenger, Chả cá Hùng Vương, Nước mắm Ninh Cơ, Giò 7 phút Nam Phát, Sứa Tân Long, Nông sản sấy Minh Dương, Thịt lợn sạch Minh Long, Rau sạch Ngọc Anh…

Ba năm qua, tỉnh tích cực đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất và phát triển các mô hình liên kết chuỗi giá trị. Đến nay, toàn tỉnh có 312 HTXNN chuyển đổi được từ 3-5 nội dung và đang hoạt động theo Luật HTX năm 2012, trong đó có 241 HTX chuyển đổi từ HTX cũ và 71 HTX thành lập mới. Các HTX đều tổ chức được 5-7 dịch vụ, hạch toán có lãi, vốn quỹ được bảo toàn và từng bước tăng trưởng. Sở NN và PTNT đã tham mưu cho tỉnh thành lập Hiệp hội Nông nghiệp sạch tỉnh Nam Định với 30 thành viên là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm đẩy mạnh liên kết hợp tác để phát triển sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Tỉnh đã quy hoạch và xây dựng được ổn định 150 cánh đồng lớn sản xuất hàng hóa tập trung với diện tích 6.500ha. Hiện toàn tỉnh có khoảng 10 mô hình điểm liên kết chuỗi giá trị. Điển hình là mô hình liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ lúa gạo chất lượng cao gắn với xây dựng thương hiệu gạo Nam Định giữa Cty TNHH Toản Xuân với các hộ nông dân; mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu giữa Cty CP Nam Dược với tổ hợp tác nuôi trồng và chế biến dược liệu Hải Lộc (Hải Hậu); mô hình tổ hợp tác liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm cá bống bớp nuôi trên diện tích 200ha ở huyện Nghĩa Hưng… Ngoài ra, tỉnh đang hình thành chuỗi liên kết chăn nuôi - chế biến - tiêu thụ sản phẩm thịt lợn sạch giữa Cty Biển Đông với các trang trại, các hộ chăn nuôi có quy mô lớn. Cùng với việc phát triển các chuỗi liên kết, UBND tỉnh tích cực thực hiện các hoạt động thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh. Trong lĩnh vực trồng trọt, Cty VinEco thuộc Tập đoàn VinGroup triển khai Dự án đầu tư sản xuất rau sạch công nghệ cao tại huyện Xuân Trường với quy mô 140ha; Cty TNHH Cường Tân và Cty Ajichi Farm, tỉnh Fukui (Nhật Bản) thành lập Cty liên doanh tổ chức hợp tác sản xuất và chế biến sản phẩm từ các giống lúa Nhật; Cty TNHH Cơ khí Đình Mộc thuê gom ruộng đất, sản xuất tiêu thụ sản phẩm lúa chất lượng cao, cây dược liệu… Hiện tỉnh ta và tỉnh Miyazaki (Nhật Bản) đang xây dựng các chương trình hợp tác, liên kết đào tạo nguồn nhân lực và sản xuất, chế biến tiêu thụ một số nông, thủy sản có thế mạnh của tỉnh. Trong chăn nuôi, Cty CP HTC-VINA và Cty TNHH Tiến Đạt đã đầu tư nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi; Cty Thái Việt, Cty Ngũ Hải… đầu tư trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại, lợn thịt siêu nạc quy mô lớn. Đặc biệt, Cty Biển Đông đã khởi công xây dựng nhà máy giết mổ, chế biến thịt lợn hiện đại nhất miền Bắc quy mô 20 nghìn tấn/năm với tổng vốn đầu tư gần 300 tỷ đồng. Ở lĩnh vực thủy sản, Cty Thủy sản Lenger Việt Nam (Tập đoàn Lenger Seafoods Hà Lan) đầu tư xây dựng nhà máy chế biến ngao xuất khẩu tại CCN An Xá (TP Nam Định) tổ chức liên kết sản xuất với các hộ nuôi ngao trong tỉnh, với dây chuyền công nghệ hiện đại, khép kín từ khâu làm sạch đến bảo quản, hằng năm xuất khẩu 5.000 tấn ngao sạch…

Như vậy sau 3 năm thực hiện Đề án, mục tiêu phát triển các "cây, con" chủ lực đã từng bước được hiện thực hóa một cách rõ nét với những mô hình, phương thức sản xuất cụ thể./.

(Còn nữa)
Bài và ảnh: 
Ngọc Ánh/baonamdinh.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập732
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại742,697
  • Tổng lượt truy cập93,120,361
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây