Học tập đạo đức HCM

12,4 tỷ USD nhập khẩu máy móc, vật tư nông nghiệp: Trớ trêu và yếu kém!

Thứ tư - 24/09/2014 23:15
Xung quanh việc mỗi năm Việt Nam phải chi 12,4 tỷ USD để nhập khẩu vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất, ông Nguyễn Trí Ngọc - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây, Tổng Thư ký Tổng hội NNPTNT Việt Nam cho biết đây là một điều trớ trêu, bộc lộ sự yếu kém của cả chuỗi giá trị sản phẩm nông sản.

Những năm gần đây Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia có nhiều loại nông sản xuất khẩu lớn nhất nhì thế giới, song có một nghịch lý là hầu hết đầu vào cho sản xuất lại phải nhập khẩu. Ông nghĩ sao về điều này?

- Đến thời điểm này, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu nông sản với nhiều loại nông sản đứng thứ nhất, nhì thế giới như hồ tiêu, gạo, cà phê, hạt điều, cao su, rau quả… Tuy nhiên, có một điều trớ trêu là ngành nông nghiệp đang phải nhập khẩu rất nhiều vật tư đầu vào, trong đó ngành trồng trọt phải nhập phần lớn thuốc BVTV; máy móc, thiết bị nông nghiệp; giống cây trồng; phân bón.

Ngay cả cây ngô, mặc dù nước ta là nước nhiệt đới, có đủ điều kiện để trồng ngô phục vụ chăn nuôi song năm 2013, chúng ta vẫn phải nhập xấp xỉ 3 triệu tấn ngô, 8 tháng đầu năm nay cũng đã nhập trên 1 triệu tấn ngô hạt. Đây đúng là nghịch lý đối với một đất nước có nhiều điều kiện cả về tự nhiên, khí hậu, đất đai, con người cho trồng ngô nói riêng và phát triển nông nghiệp nói chung như Việt Nam.

Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng, chúng ta phải nhập vật tư như phân bón, thuốc BVTV là do trong nước không có nguyên liệu để sản xuất?

- Trước hết về phân bón, trước đây Việt Nam phải nhập khẩu rất nhiều, chủ yếu là urê, DAP… thì đến thời điểm này, sản xuất trong nước đã cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu trên 10 triệu tấn/năm, riêng đạm thậm chí còn đang dư thừa và có xuất khẩu. Chúng ta chỉ còn phải nhập DAP, đạm sunphat để phục vụ sản xuất NPK, song cũng chỉ nhập khối lượng nhỏ. Trong tương lai, khi nhà máy sản xuất DAP ở Lào Cai hoàn thành thì chúng ta sẽ cơ bản không phải nhập khẩu phân bón nữa.

Ông Nguyễn Trí Ngọc
Muốn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thành công, theo tôi nhất định chúng ta phải tìm cách giảm được chi phí đầu vào, gia tăng giá trị sản phẩm, tăng đầu tư cho chế biến sâu... Căn bệnh này phải được khắc phục từ gốc, phải “tái cấu trúc” lại. Muốn thế thì Nhà nước, ngành nông nghiệp và các ngành khác phải cùng vào cuộc, trước mắt là đẩy mạnh đầu tư cho KHCN và khuyến khích, hỗ trợ cho DN đầu tư vào nông nghiệp…”. 

Về thuốc BVTV, đây là loại hóa chất đặc biệt, chúng ta chưa sản xuất được nên sẽ còn phải nhập khẩu trong thời gian dài. Riêng về máy móc, thiết bị nông nghiệp thì đây là vấn đề hết sức nan giải.

Việc đầu tư cơ giới hóa là yếu tố vô cùng quan trọng nhằm tăng năng suất, giảm công lao động, giảm giá thành sản phẩm nông sản, nhưng rất tiếc là đến thời điểm này, ta vẫn bị phụ thuộc quá nhiều vào máy móc nhập từ nước ngoài do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được.

Như ông vừa nói, sắp tới chúng ta sẽ không phải nhập phân bón nữa, nhưng theo số liệu thống kê của Bộ NNPTNT, chỉ trong 8 tháng qua Việt Nam đã nhập tới 2,57 triệu tấn phân bón các loại, kim ngạch lên tới hơn 800 triệu USD. Ông có nhận xét gì về điều này?

- Đúng là nếu căn cứ vào năng lực sản xuất của các nhà máy phân bón trong nước và cả các nhà máy sắp đi vào hoạt động thì chúng ta hoàn toàn có đủ phân bón phục vụ sản xuất.

Thế nhưng, thực tế phân bón nhập khẩu vẫn tràn vào nước ta, theo tôi đây có thể là sự cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh phân bón. Ngay cả với thuốc trừ sâu, gần 10 năm qua, để giúp nông dân giảm chi phí phun thuốc, tăng lợi nhuận, hạn chế ô nhiễm môi trường, ngành nông nghiệp đã khuyến cáo bà con sử dụng thuốc “1 phải, 5 giảm”, “3 giảm, 3 tăng”. Tuy nhiên khuyến cáo về sự độc hại của thuốc BVTV không đủ sức mạnh so với những quảng cáo hấp dẫn về cái lợi của việc dùng thuốc.

Việc lệ thuộc nhập khẩu vật tư đầu vào có phải là một trong những nguyên nhân dẫn đến giá thành sản xuất cao?

- Theo tính toán, khâu đầu vào cho ngành trồng trọt chiếm khoảng 30 - 40% giá trị sản phẩm. Rõ ràng nếu chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu vật tư đầu vào thì sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản xuất, bởi việc nhập khẩu luôn đi kèm với những chi phí tăng thêm như thuế, phí vận chuyển...

Câu hỏi đặt ra là liệu Việt Nam có thể khắc phục được những yếu kém đó hay không? Trên thực tế, chúng ta đã và đang nỗ lực thực hiện những giải pháp để hạn chế nhập khẩu đầu vào, song vấn đề này rất cần có sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của Nhà nước, doanh nghiệp và các bộ ngành.

Ví dụ về thuốc BVTV, trong tương lai cần phải phát triển lĩnh vực này thành ngành công nghiệp hóa chất, song mảng này lại thuộc quản lý của Bộ Công Thương chứ không riêng ngành nông nghiệp; tương tự, muốn phát triển lĩnh vực chế tạo máy móc thì cần phải có sự tham gia của ngành công nghiệp, sự đầu tư của lực lượng doanh nghiệp...

Xin cảm ơn ông!

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập329
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại876,612
  • Tổng lượt truy cập92,050,341
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây