Học tập đạo đức HCM

Cam Văn Chấn tìm đường xuất ngoại

Thứ hai - 05/12/2016 11:29
Cùng với “Lễ hội cam Cao Phong” (Hòa Bình), đã có thêm một lễ hội cam nữa để khẳng định thương hiệu “cam Việt” ngay tại thị trường trong nước đó là thương hiệu "cam Văn Chấn"

Sắc xanh của cam sành, sắc vàng, sắc đỏ của cam chanh đươc xếp đặt thành hình bản đồ Việt Nam hay những mâm quả... tất cả tạo nên không gian lễ hội cam tưng bừng, cuốn hút tại huyện Văn Chấn, Yên Bái. Đây là hoạt động trong khuôn khổ lễ công bố đón nhận giấy chứng nhận nhãn hiệu “Cam Văn Chấn” (Yên Bái) diễn ra ngày 3.12 .

Như vậy, cùng với “Lễ hội cam Cao Phong” (Hòa Bình), đã có thêm một lễ hội cam nữa để khẳng định thương hiệu “cam Việt” ngay tại thị trường trong nước.

Sản phẩm cam đặc sắc

Ngày 3.12, hàng nghìn người đã tới dự lễ hội cam lần đầu tiên được tổ chức ở Văn Chấn. Tại lễ hội có nhiều gian hàng được trưng bày, mà mỗi gian đại diện cho một xã trồng cam của huyện Văn Chấn.

 cam van chan tim duong xuat ngoai hinh anh 1

Có chứng nhận nhãn hiệu sẽ giúp cho sản phẩm Cam Văn Chấn trở thành nông sản có uy tín trên thị trường.  Ảnh: H.A.T

Theo thống kê, hiện toàn huyện Văn Chấn có hơn 1.300ha cam, quýt với 6 giống chính, tập trung chủ yếu ở các xã Nghĩa Tâm, Minh An, Thượng Bằng La và thị trấn Nông trường Trần Phú. Trong đó có trên 800ha đang cho thu hoạch với năng suất trung bình 12 -15 tấn/ha/năm, sản lượng đạt trên 8.000 tấn, hàng năm cho doanh thu trên 200 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây, do cam chưa có thương hiệu, nên người trồng cam ở Văn Chấn luôn chịu thiệt thòi do bị thương lái ép giá. Gia đình ông Nguyễn Văn Chiến là một trong những hộ tiên phong thực hiện chủ trương cải tạo vườn tạp, chuyển những cây kém hiệu quả sang trồng cam ở tổ dân phố 8 thị trấn Nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn. Hiện nay ông có gần 1,7ha cam các loại, sản lượng bình quân mỗi năm đạt từ 30 đến 40 tấn, thu nhập từ 600 -700 triệu đồng.

Ông Chiến cho biết: “Trong những năm qua, người trồng cam luôn có một nỗi lo là được mùa mất giá, đầu vụ giá có thể ổn định, nhưng từ giữa đến cuối vụ, cam có thể mất giá đến 1/3, thậm chí là 50%”.

Sau khi được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận “Cam Văn Chấn”, từ nay, trên mỗi quả cam do người dân ở đây sản xuất sẽ có nhãn hiệu của riêng mình. “Chúng tôi hy vọng, với nhãn hiệu này, cam Văn Chấn sẽ đến được với người tiêu dùng cả nước, thậm chí còn xuất khẩu được ra nước ngoài”- ông Chiến hồ hởi nói.

Để đáp ứng nhu cầu cũng như thị hiếu của người tiêu dùng, gia đình ông Chiến và bà con trong tổ dân phố đã đa dạng hóa các giống cam chín sớm, chín muộn, thời vụ thu hoạch dài để phục vụ nhu cầu của thị trường. Mặt khác các loại cam ở đây có chất lượng ngon, ngọt nên được nhiều người biết đến, sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đấy.

Theo ông Hồ Đức Hợp - Chủ tịch UBND huyện Văn Chấn, việc được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu sẽ giúp cho sản phẩm Cam Văn Chấn trở thành một nông sản có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong phát triển sản xuất và kinh doanh cam, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Sản phẩm cũng sẽ được đảm bảo ổn định về chất lượng, chính xác về nguồn gốc và được pháp luật bảo vệ.

“Nhãn hiệu "Cam Văn Chấn" sẽ là cơ sở, công cụ pháp lý hữu hiệu để bà con vùng trồng cam của huyện Văn Chấn sử dụng, khai thác và bảo vệ giá trị sản phẩm của mình”- ông Hợp khẳng định.

Văn Chấn sẽ thành vườn cam “khổng lồ”

Thật khó có thể hình dung, chỉ mươi năm trước đây, chính tại những vườn cam Văn Chấn đang mọng nước với quả sai trĩu này lại là vùng đất hoang sơ, không trồng trọt được cây gì.

Huyện Văn Chấn sẽ hỗ trợ các xã, thị trấn mở rộng, trồng mới 1.455ha cam, quýt, hình thành vùng trồng cây ăn quả có múi  với tổng diện tích trên 2.500ha. Các hộ dân tham gia Đề án phải có diện tích liền khoảnh từ 0,5ha trở lên, và từ 3ha trở lên đối với nhóm hộ, quan trọng nhất là hướng đến mục tiêu nâng sản lượng quả tươi lên 15.000 - 20.000 tấn mỗi năm, tổng thu nhập đạt 300 tỷ đồng/năm.

Tuy nhiên, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo đất vườn tạp, cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả có múi, nhân dân tổ dân phố 8 thị trấn Nông trường Trần Phú đã tiên phong, mạnh dạn đưa cây cam vào sản xuất. Sau hơn 20 năm, cây cam đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường, cũng như phù hợp với đất đai thổ nhưỡng ở đây. Tổ dân phố 8 thị trấn Nông trường Trần Phú được coi là cái nôi của phong trào trồng cam. Hiện nay số hộ khá, giàu trong tổ chiếm khoảng 70%, nhiều hộ gia đình có thu nhập từ 300 – 500 triệu đồng/năm từ trồng cam.

Đặc biệt những năm gần đây đã xuất hiện nhiều tỷ phú cam. Tổ dân phố 8 thị trấn Nông trường Trần Phú nổi lên là một khu dân cư trù phú, với rất nhiều biệt thự khang trang, bề thế nằm ẩn hiện bên những đồi cam bạt ngàn.

Theo ông Đỗ Anh Thiện - Chủ tịch UBND thị trấn Nông trường Trần Phú, thị trấn này được coi là thủ phủ của vùng cam Văn Chấn bởi luôn dẫn đầu về diện tích và sản lượng hàng năm. Hiện thị trấn  có khoảng 400ha cam các loại, năm nay sản lượng cam ước đạt 4.000 tấn. Đây là loại cây trồng có giá trị cao và khả năng tiêu thụ tương đối ổn định.

Trong thời gian tới, huyện Văn Chấn sẽ quy hoạch vùng chuyên canh cam chất lượng khoảng 2.500ha, để hình thành một “vườn cam khổng lồ” ở vùng rẻo cao này, đa dạng hóa các giống cam để đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao giá trị; đồng thời tăng cường quảng bá hình ảnh, chất lượng sản phẩm cam Văn Chấn ở thị trường trong nước và ngoài nước. Huyện Văn Chấn cũng đã phối hợp các viện khoa học, các đơn vị dịch vụ để giúp cho bà con nông dân xây dựng các mô hình, các điểm cam VietGAP; hướng dẫn bà con nông dân bảo quản sản phẩm cam được tốt.

Đặc biệt, để nâng cao giá trị của thương hiệu “Cam Văn Chấn”, huyện này đã được phê duyệt Đề án “Phát triển vùng cam, quýt các xã, thị trấn vùng ngoài của huyện, giai đoạn 2016 – 2020”. Tổng kinh phí thực hiện đề án này là trên 335 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ hơn 15,4 tỷ đồng cho đầu tư hỗ trợ giá cây giống, tư vấn quy hoạch, đầu tư vườn ươm...

Tác giả bài viết: Hoàng Anh Tuấn

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập222
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm216
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại188,538
  • Tổng lượt truy cập90,251,931
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây