Học tập đạo đức HCM

Lãi suất tiết kiệm cuối năm: Sẽ giảm hay tăng?

Thứ sáu - 09/12/2016 03:08
(Dân Việt) Thời điểm cuối năm nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng cao nên động thái giảm lãi suất huy động của một số ngân hàng hiện nay được đánh giá là khá bất ngờ, bởi theo thông lệ, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đều tăng vào dịp này ở nhiều biên độ khác nhau...

Theo giới chuyên gia tài chính, việc hạ lãi suất huy động lần này của các ngân hàng là nhằm giúp giảm lãi suất cho vay với các doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường tài chính ngày càng khốc liệt dịp cuối năm.

“Nóng” cuộc chiến... lãi suất

Mới đây nhất, Ngân hàng BIDV quyết định điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi không kỳ hạn từ 0,3% xuống 0,2%. Ngoài ra, với tiền gửi kỳ hạn 36 tháng cũng được nhà băng này điều chỉnh giảm 0,2 điểm % lãi suất, từ 7,0% xuống 6,8%. Tương tự, Agribank cũng có đợt điều chỉnh giảm lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán từ 0,5% xuống 0,3%. Sacombank cũng có sự điều chỉnh giảm lãi suất huy động với các kỳ hạn ngắn. Cụ thể, kỳ hạn 2 tháng và 3 tháng tại nhà băng này đều giảm 0,1%, tương ứng với mức 4,9% và 5,2%. Tuy nhiên, ở kỳ hạn dài từ 15-36 tháng lại được điều chỉnh tăng 0,2% lên 7%.

Trong khi đó, VietCapital Bank vốn liên tục tăng lãi suất từ đầu năm nhưng đến thời điểm hiện tại cũng có sự đảo chiều. Cụ thể, nhà băng này vừa áp mức lãi suất huy động giảm 0,05% đối với kỳ hạn 1-5 tháng; giảm 0,1% với các kỳ hạn 13 và 18 tháng.

Còn tại Đông Á, mức lãi suất tại kỳ hạn 1-2 tháng là 4,4%/năm; kỳ hạn 3-4 tháng giảm 0,2% về lần lượt 4,8-4,9% so với thời điểm cuối tháng 9.

Một điều dễ nhận thấy, việc hạ lãi suất lần này đa số chỉ tập trung ở các ngân hàng có thị phần và tình trạng thanh khoản khá tốt. Ngược lại, một số nhà băng khác thì lãi suất lại có chiều hướng tăng. Chẳng hạn, tại VIB gần đây lãi suất kỳ hạn 1 tháng, 3-5 tháng, 6-11 tháng đều tăng 0,5% lên lần lượt 4,9%, 5,1% và 5,6%; kỳ hạn 2 tháng tăng 0,65% lên 4,9%; lãi suất huy động tại các kỳ hạn dài 24-36 tháng cũng tăng 0,8%.

PVcomBank cũng mới công bố tăng lãi suất huy động, trong đó lãi suất kỳ hạn 12 tháng tại PVcomBank tăng 0,2% lên 7,5%. Tương tự, BaoVietBank cũng có lãi suất huy động tiết kiệm định kỳ kỳ hạn 11 tháng tăng 0,2%, kỳ hạn 12 tháng tăng 0,1%.

Có hay không xu hướng đồng loạt giảm lãi suất?

Lý giải về xu thế đi ngược thông lệ hàng năm của lãi suất, một giảng viên của ĐH Kinh tế TP.HCM cho rằng, việc các ngân hàng lớn có thanh khoản tốt đều giảm lãi suất đều có... mục đích cả. Cụ thể, theo giảng viên này, việc giảm lãi suất là để cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay hợp lý hơn. Ngoài ra, việc hạ lãi suất huy động cũng là cách có thể giúp các ngân hàng giảm lãi suất cho vay với các doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường tài chính ngày càng khốc liệt dịp cuối năm.

“Dù vậy, sẽ khó có xu thế đồng loạt giảm lãi suất ở các ngân hàng, nhất là các ngân hàng nhỏ bởi thời điểm cuối năm áp lực huy động vốn là rất lớn”, giảng viên này nhận định.

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Bùi Quang Tín cũng cho rằng, mặt bằng lãi suất thị trường đang chịu nhiều áp lực lớn nên việc giảm lãi suất khó có khả năng trở thành xu hướng chung trên thị trường từ nay đến cuối năm.

Theo ông Tín, với đà tăng tỷ giá USD/VNĐ hiện nay, sự dịch chuyển tiền gửi từ tiền VNĐ sang USD có thể tiếp tục diễn ra, từ đó có thể gây áp lực lên thanh khoản tiền đồng tại các ngân hàng. Khi đó, các ngân hàng có thể phải xem xét điều chỉnh tăng lãi suất tiền VNĐ đủ mức hấp dẫn để chặn đứng làn sóng này lại.

Kế đến, lạm phát bắt đầu có dấu hiệu quay trở lại mạnh mẽ và có khả năng sẽ vượt mức mục tiêu 5% của NHNN. Do đó, Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ thận trọng hơn trong việc điều hành chính sách tiền tệ và xu hướng hạ lãi suất thời gian gần đây nhiều khả năng sẽ dừng lại.

Ngoài ra, các áp lực đến từ thị trường tài chính thế giới khi hầu hết các dự báo đều cho rằng FED (Ngân hàng Trung ương Mỹ) sẽ tăng lãi suất lên 0,5 - 0,75%/năm. Việc tăng lãi suất này sẽ tạo áp lực rất lớn lên tỷ giá USD/VNĐ và từ đó càng làm cho lãi suất thị trường tại Việt Nam tăng lên; Mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm là từ 18 – 20%/năm trong khi tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống mới chỉ đạt 14,7%...

http://danviet.vn/

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập395
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm392
  • Hôm nay21,933
  • Tháng hiện tại102,713
  • Tổng lượt truy cập88,781,047
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây