Học tập đạo đức HCM

Hụt hơi cạnh tranh thịt đông lạnh nhập khẩu

Thứ hai - 12/12/2016 02:04
Trong khi ngành chăn nuôi trong nước chưa thoát khỏi những bất cập từ nội tại như chất lượng, giá thành thì việc cạnh tranh với hàng nhập khẩu, nhất là các sản phẩm thịt đông lạnh đã khó lại càng khó hơn nữa cho các sản phẩm thịt của Việt Nam.

Nhu cầu cao

Việt Nam nằm trong top 10 nước sản xuất và tiêu thụ thịt lợn nhất thế giới. Chiếm gần 65% tổng sản lượng tiêu thụ, thịt lợn vẫn sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong bữa ăn của người Việt. Ngành chăn nuôi trong nước đang đạt mức tăng trưởng bình quân 4 - 5%/năm và có 10 triệu hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, cung ứng một nửa sản lượng thịt tiêu thụ trong cả nước. Năng suất chăn nuôi gia súc trong nước ngày càng giảm, giá thành cao, trong khi thịt nhập khẩu có lợi thế giá thấp hơn 30% so với giá thị trường nên sản lượng thịt nhập khẩu ngày càng lớn. Sản lượng tiêu thụ thịt lợn hiện nay bình quân là 33,5 kg/người nhưng đến năm 2020, dự kiến con số này sẽ là 39 kg. Vì thế, thị trường còn tiềm năng rất lớn để khai thác.

 

Nguy cơ tiềm ẩn từ thịt tươi sống

Báo cáo của Chi cục Thú y TP Hồ Chí Minh cho thấy, qua khảo sát việc kinh doanh buôn bán thịt tươi sống tại chợ trong địa bàn, thì phát hiện 52 mẫu trên tổng số 334 mẫu thịt tươi dương tính với với Salbutamol (trong số 18 chất kích thích tăng trưởng bị cấm) và 33 mẫu có Dexametazon (thuộc nhóm corticoid giữ nước trong lợn). Không chỉ vậy, tình trạng người chăn nuôi cho vật nuôi ăn mặn để uống nhiều nước, chích chất corticoid để giữ nước hay bơm nước vào vật nuôi đang diễn ra hàng ngày.

Đại diện Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, hiện nay có nhiều điểm bán thịt gia súc, gia cầm tươi sống ở các khu dân cư, chợ truyền thống, chợ cóc, chợ dân chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) chưa đảm bảo. Đối với khâu giết mổ, sơ chế bảo quản: các cơ sở giết mổ công nghiệp với dây chuyền lớn, hiện đại được nhập khẩu từ các nước phát triển hiện nay không hoạt động được do khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Nguyên nhân do chưa liên kết tốt từ chăn nuôi đến tiêu thụ sản phẩm, vì hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích và các cơ sở chế biến tự nhập lợn mảnh của các lò thủ công về gói bán.

Kiểm tra một số cửa hàng kinh doanh thịt trâu, thịt bò tươi sống tại chợ Trung tâm thị trấn Phố Mới (Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh), đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh nhận thấy điều kiện cơ sở vật chất kinh doanh tại đây cũng chưa bảo đảm vệ sinh ATTP: Hệ thống phòng chống côn trùng không đầy đủ và hiệu quả, hệ thống cống rãnh chưa hợp vệ sinh, thực phẩm tiêu hủy, thực phẩm sống còn để lẫn với thực phẩm chín…

Chính vì vậy mà việc tiêu thụ sản phẩm thịt tươi sống hiện cũng gặp nhiều khó khăn do không đảm bảo chất lượng ATTP; trong khi việc nhập khẩu thịt đông lạnh ngày một gia tăng.

 

Khó cạnh tranh thịt nhập khẩu

Chính vì những bất cập trong giết mổ, tiêu thụ thịt như trên nên khi ngành chăn nuôi Việt Nam hội nhập sâu rộng thì ngành thịt tươi sống của chúng ta sẽ khó cạnh tranh với sản phẩm thịt đông lạnh nhập khẩu chất lượng đảm bảo hơn. Nhiều chuyên gia cho rằng, cần tăng cường sự kết nối giữa doanh nghiệp bán lẻ và sản xuất; đồng thời tuyên truyền thay đổi tập quán thói quen của người tiêu dùng sử dụng thịt mát, cấp đông. Các doanh nghiệp cũng cần tiếp cận ngay công nghệ sản xuất này, hiện nay các sản phẩm thịt mát, cấp đông chưa sản xuất theo đúng quy trình. Theo đó, quy trình làm mát thịt từ sau khi giết mổ trên dây chuyền công nghiệp, thịt sẽ tự động chuyển vào khu làm mát từ 0 đến 40C, trong thời gian 8 - 12 tiếng, sau đó mới pha lóc đóng khay thịt mát hoăc đóng gói thành sản phẩm đưa vào cấp đông.

thị trường thịt lợn - chăn nuôi

Giá nhiều loại thịt nhập khẩu rẻ hơn ở trong nước     Ảnh: Pleichamp.com

 

Khảo sát tại siêu thị Lotte Vũng Tàu, một số mặt hàng gà nhập khẩu có giá rẻ hơn nhiều so với gà nội. Cụ thể, gà dai đông lạnh Hàn Quốc giá chỉ 58.000 đồng/kg; gà dai đông lạnh Đài Loan hơn 80.000 đồng/kg; gà dai Hàn Quốc quay sẵn dao động 76.000 -96.000 đồng/kg… Trong khi, giá gà ta thả vườn nguyên con đông lạnh được bán tại siêu thị này có giá 110.000 - 120.000 đồng/kg; gà ta thả vườn quay sẵn 126.000 đồng/kg. Theo ghi nhận, các sản phẩm gà dai, gà đông lạnh nhập khẩu được người tiêu dùng lựa chọn do giá rẻ, phù hợp với túi tiền của công nhân lao động.

Ông Đào Quang Vinh, Giám đốc Công ty CP thực phẩm Vinh Anh cho biết, Công ty có dây chuyền giết mổ với công suất 1.000 con/ngày. Nhà máy có khu xử lý nước thải tự động, hệ thống kho mát, sơ chế đóng gói... Tuy nhiên hiện nay mỗi ngày nhà máy chỉ giết mổ được 80 - 100 con. Do thói quen của thị trường dùng thịt nóng, không phù hợp với mô hình giết mổ công nghiệp. Được biết, để đảm bảo vệ sinh ATTP, vệ sinh môi trường hầu hết các nước phát triển trên thế giới đều giết mổ công nghiệp thịt sau khi giết mổ làm mát mới đưa ra thị trường tiêu thụ. Trong khi đó ở Việt Nam, thịt tươi được bán ở các chợ truyền thống là chủ yếu, chiếm 80% thị phần, khó đảm bảo vấn đề ATTP.

Theo các chuyên gia, ATTP liên quan đến 5 khâu: Sản xuất nhập khẩu, vận chuyển - bảo quản, chế biến và tiêu dùng thực phẩm. Để có thực phẩm an toàn đến người tiêu dùng thì tất cả các khâu nói trên đều cần phải được người sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm thực hành bảo đảm vệ sinh.

Hiện nay, tại Việt Nam, thịt gà nội chiếm 55%, gà nhập chiếm 45%. Còn thịt lợn ngoại bắt đầu xuất hiện trên thị trường từ năm ngoái với giá cạnh tranh và vẫn gia tăng ấn tượng về số lượng. Đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa thịt nội với thịt ngoại về chất lượng, giá bán mà phần thua nghiêng về phía người chăn nuôi trong nước. Theo đó, các doanh nghiệp chăn nuôi trong nước đang gặp nhiều bất lợi; bởi, dù có đầu tư công nghệ hiện đại nhưng lại không có đủ nguồn sản phẩm cho chế biến khi vấn đề liên kết giữa doanh nghiệp và người nuôi còn khá lỏng lẻo và chưa có hiệu quả.

>> Hiện nay, trên thị trường thịt bò đông lạnh nhập khẩu được cung cấp nguyên cây hoặc các nhà cung cấp có thể cắt lát đóng gói trọng lượng từ 500 g trở lên theo nhu cầu người tiêu dùng. Giá thịt bò đông lạnh cũng không quá cao. Cụ thể: thịt bò Australia loại ba chỉ khoảng 150.000 - 275.000 đồng/kg, thịt nạc vai 330.000 - 395.000 đồng/kg, thịt nạc mông 270.000 đồng/kg, thịt thăn 320.000 - 490.000 đồng/kg...

Nguồn: nguoichannuoi.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập192
  • Hôm nay39,623
  • Tháng hiện tại993,435
  • Tổng lượt truy cập92,167,164
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây