Học tập đạo đức HCM

Gỡ vướng cho nông dân

Thứ năm - 23/07/2015 04:03
Nhờ vốn ngân hàng hỗ trợ, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư để làm giàu.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm Agribank đặt ra đến hết năm 2015 đó là tập trung cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân, lĩnh vực xuất khẩu, công nghiệp chế biến, DNNVV hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt tỷ lệ khoảng 80% dư nợ. Tính đến 30/4/2015, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn của Agribank đã chiếm tỷ trọng 74,7% tổng dư nợ. Nhờ vốn ngân hàng hỗ trợ, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư để làm giàu.

Nhờ vốn vay Agribank đầu tư chăn nuôi đà điểu giúp gia đình anh Trung cải thiện kinh tế gia đình

Là huyện ngoại thành Hà Nội, nhiều nông dân tại xã Tản Lĩnh, Ba Vì nhận được nguồn vốn vay hỗ trợ này. Tính đến ngày 30/6/2015, số hộ vay vốn chăn nuôi của Agribank Tản Lĩnh là 2.928 hộ với tổng dư nợ là 156,6 tỷ đồng.

Dẫn chúng tôi tới tới thăm nhà anh Nguyễn Văn Trung tại thôn Tam Mỹ, xã Tản Lĩnh, cán bộ tín dụng Phòng Giao dịch Agribank Tản Lĩnh chia sẻ: Anh Trung là điển hình cho con người quyết liệt, dám nghĩ, dám làm trong kinh tế. Vay Agribank từ nguồn vốn nhỏ mà tới nay cơ ngơi nhà anh đã khiến nhiều người phải nể phục và ngưỡng mộ.

Tới thôn Tam Mỹ, xã Tản Lĩnh, nhắc tới Trung “đà điểu” không ai là không biết. Anh được xem là người đi tiên phong đưa giống đà điểu vào chăn nuôi ở miền Bắc.

Hỏi về cơ duyên dẫn anh tới quyết định đầu tư vào đà điểu, anh kể: Cũng không nhớ rõ lắm, chỉ là lúc ấy mình muốn làm một cái gì đấy để kinh tế gia đình khấm khá hơn, mà bò sữa thì nhiều nhà nuôi quá rồi, mình tự tìm tòi rồi mạnh dạn thử nuôi đà điểu xem thế nào. Tính toán kỹ, mình quyết định vay vốn Agribank. Cán bộ tín dụng hướng dẫn mình lập hồ sơ vay vốn, ban đầu được vay 50 triệu đồng, sau có lãi thì mình vay thêm...

“Tới bây giờ mình đã là khách hàng của Agribank gần 20 năm rồi” - anh Trung chia sẻ thêm.

Theo anh Trung, chi phí chuồng trại cho đà điểu không quá cao. Đà điểu là loài dễ nuôi, ít dịch bệnh, lại sinh trưởng nhanh nên người nuôi không vất vả lắm. Có điều đà điểu là loài nhát, ít có tính phòng vệ nên luôn luôn phải dọn dẹp chuồng trại sạch sẽ, không được để vật lạ, vật sắc nhọn quanh chuồng vì đà điểu không phân biệt được tưởng là thức ăn nên khá nguy hiểm.

Hiện gia đình anh Trung đang nuôi gần 40 con đà điểu. Mỗi lứa, sau 8 - 10 tháng chăm sóc, mang lại thu nhập cho gia đình anh trên 2 tỷ đồng, trừ chi phí đi cũng được vài trăm triệu. Không những làm giàu cho mình, anh Trung còn giúp đỡ bà con trong vùng cải thiện kinh tế, chủ động chuyển giao con giống và hướng dẫn kỹ thuật nuôi để bà con có thể làm giàu.

Hiện gia đình anh Trung cũng đã mở cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm đà điểu cho khách hàng. Mỗi năm cửa hàng tiêu thụ khoảng 50 tấn thịt đà điểu với giá bán hơn 300.000 đồng/kg. “Không có Agribank, không có vốn để đầu tư chăn nuôi thì chả biết phải vay đâu, vay thế nào”, anh Trung tâm sự.

Điểm dừng chân tiếp theo của chúng tôi là gia đình anh Chu Quang Văn tại thôn Hà Tân, xã Tản Lĩnh. Khác với anh Trung, anh Văn hơn mười năm nay chỉ gắn bó với chăn nuôi bò sữa.

Nuôi bò từ năm 1999, ban đầu không có vốn, anh chị xoay xở bằng cách vay 3 triệu đồng của Phòng Giao dịch Agribank Tản Lĩnh, mua được hai con bò sữa. Hai vợ chồng anh Văn vừa nuôi, vừa học hỏi kinh nghiệm từ sách báo, từ các chuyên gia khuyến nông để làm sao nuôi bò khoẻ, tăng trưởng nhanh. Đến nay, từ vốn vay Agribank phát triển nuôi bò mà gia đình anh đã xây được căn nhà khang trang. Số vốn anh chị vay Agribank giờ đã là hơn 400 triệu đồng. Hiện gia đình anh Văn có 10 con bò.

“Bò này sản lượng sữa lớn lắm, mỗi ngày phải vắt được 25 - 28 lít sữa đấy” - anh Văn chia sẻ. Chỉ tính riêng bò sữa, mỗi năm gia đình anh Văn thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Nhận thấy hiệu quả từ mô hình bò sữa, nhiều gia đình trong xã đã làm theo anh Văn nuôi bò sữa. “Cái khó ló cái khôn”, anh Văn mạnh dạn xây dựng trạm thu mua sữa để không chỉ phục vụ cho mình, còn phục vụ cho bà con trong xã. “Suốt từng ấy năm, nhiều lần cũng gặp khó khăn, nhưng nhờ vốn của Agribank hỗ trợ lãi suất ưu đãi mà gia đình chúng tôi bớt gánh nặng đi nhiều, kinh tế gia đình nhờ vậy mà khấm khá lên từng ngày”, anh Văn chia sẻ.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập512
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại846,873
  • Tổng lượt truy cập92,020,602
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây