Học tập đạo đức HCM

Sử dụng linh hoạt đất lúa: Lợi nhuận cao gấp 4 lần

Thứ sáu - 24/07/2015 04:27
Ông Nguyễn Phùng Hoan – Giám đốc Sở NNPTNT Nam Định cho biết: Nhằm quản lý và sử dụng linh hoạt, hiệu quả 75.000ha đất lúa, Nam Định đã lập Đề án sử dụng linh hoạt đất trồng lúa.

Theo đó, các địa phương từng bước chuyển khoảng 9.000-10.000ha quỹ đất trồng lúa sang trồng cây rau màu ngắn ngày, cây dược liệu và các mô hình canh tác kết hợp nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa nhưng vẫn bảo đảm trồng lúa trở lại khi cần thiết. Trên cơ sở đánh giá hiệu quả các mô hình, tỉnh Nam Định có thể cân đối để chuyển đổi tiếp 10.000ha quỹ đất trồng lúa, nâng tổng số diện tích chuyển đổi lên khoảng 20.000ha.

Sử dụng linh hoạt đất lúa: Lợi nhuận cao gấp 4 lần - 1

Ông Nguyễn Văn Thạnh đang cho cá ăn trong trang trại của gia đình ở xóm 4, xã Hải An, (Hải Hậu, Nam Định). Ảnh:  Đăng Quang

Đáng chú ý, những năm qua, các địa phương thực hiện chuyển đổi trên 5.000ha đất trồng lúa hiệu quả thấp sang các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị và cho hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng giá trị sản xuất trên 1ha đất canh tác từ 75,4 triệu đồng năm 2010 lên 100 triệu đồng/ha năm 2015.

Trong đó có khoảng 3.000ha đất trồng lúa chân cao khó khăn về nước tưới trong vụ xuân tập trung tại các huyện Ý Yên, Vụ Bản, Nam Trực và Giao Thủy đã được chuyển sang trồng lạc theo công thức luân canh: Lạc xuân - lúa mùa chất lượng cao - rau đông; giá trị sản lượng mỗi ha sau chuyển đổi đạt từ 175-200 triệu đồng/năm, lợi nhuận 50-60 triệu đồng/ha, cao gấp 4 -5 lần trồng lúa. 

Ông Nguyễn Văn Hiệu – Chủ tịch UBND xã Hải An (Hải Hậu) cho hay: Hải An không phải xã điểm xây dựng NTM của huyện Hải Hậu nhưng sau hơn 3 năm xây dựng NTM, xã đã cơ bản hoàn thành đủ 19 tiêu chí. “Để có những đột phá thành công trong xây dựng NTM như hiện giờ là vì xã đã có những cách làm sáng tạo trong dồn điền đổi thửa, xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp, thủy sản cho thu nhập hàng tỷ đồng/năm/ha... - ông Hiệu khẳng định.

Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong những năm qua, tỉnh đã tích cực phối hợp, liên kết với các doanh nghiệp như Công ty Lương thực Miền Bắc, Công ty TNHH Cường Tân… thu mua, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm lúa gạo của tỉnh.

Theo danviet.vn

 

 

 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập509
  • Hôm nay54,726
  • Tháng hiện tại190,721
  • Tổng lượt truy cập88,869,055
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây