Học tập đạo đức HCM

Hàng hóa, nông sản phải có “lai lịch”

Thứ hai - 27/08/2018 00:16
Khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới, các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu được đẩy mạnh thì yêu cầu về “lai lịch” của hàng hóa ngày càng được người tiêu dùng đòi hỏi khắt khe hơn theo hướng tìm hiểu sâu về quy trình sản xuất và hồ sơ xuất xứ.

Vì vậy, truy xuất nguồn gốc hàng hóa sẽ là yêu cầu tất yếu mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải tuân thủ, đáp ứng trong thời gian tới.

Người tiêu dùng ngày càng khắt khe

Đây là nội dung trọng tâm được đưa ra tại hội thảo về truy xuất nguồn gốc hàng hóa góp phần tạo thuận lợi trong thương mại được Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại, Bộ Công thương tổ chức ngày 24-8 tại Hà Nội với hơn 400 đại biểu gồm các doanh nghiệp, các hiệp hội ngành hàng, lãnh đạo các bộ, ngành và chính quyền các địa phương rất quan tâm. 

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Đặng Hoàng An, hiện nay truy xuất nguồn gốc hàng hóa (đặc biệt là nông sản) có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu của doanh nghiệp nói riêng và đời sống xã hội nói chung. Tại Việt Nam, truy xuất nguồn gốc là hoạt động còn khá mới, doanh nghiệp và người tiêu dùng hiện nay cũng chưa hiểu hết ý nghĩa và chưa hiểu đúng bản chất của truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp nhiều khó khăn trong việc tự nghiên cứu, xây dựng triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc cho từng sản phẩm, nhóm sản phẩm ngành nghề cụ thể.

Đề cập khía cạnh xuất khẩu, Thứ trưởng Bộ Công thương cho rằng, càng ngày thị trường xuất khẩu càng đưa ra những điều kiện rất khắt khe về truy xuất nguồn gốc hàng hóa như EU, New Zealand, Australia, Trung Quốc trong cả sản xuất lẫn thương mại. Còn bà Đặng Thị Phương Ninh, Giám đốc Công ty Phát triển kinh tế Duyên Hải (Cofidec), cũng bày tỏ: “Việc truy xuất nguồn gốc đối với hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt khi muốn xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Australia, Hoa Kỳ... đang là việc đương nhiên của doanh nghiệp, khi khách hàng, đối tác nhập khẩu yêu cầu hồ sơ nguồn gốc rõ ràng ngày càng nhiều hơn. Việc truy xuất nguồn gốc cũng giúp sản phẩm mang tính minh bạch, rõ ràng hơn, giúp bạn hàng tin tưởng nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao uy tín và kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp”.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cũng xác nhận, truy xuất nguồn gốc sản phẩm đang là yêu cầu phổ biến đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, nhất là các mặt hàng nông sản, thực phẩm. Nguyên nhân bởi sự quan tâm của người tiêu dùng không chỉ giới hạn ở chất lượng hay mẫu mã mà còn bao gồm cả các thông tin liên quan đến quá trình tạo ra sản phẩm và đưa sản phẩm đến khách hàng cuối cùng, đặc biệt với những sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe như dược phẩm, thực phẩm, đồ uống...

Bà Phạm Thị Lý, Giám đốc Trung tâm Doanh nghiệp hội nhập và phát triển, một chuyên gia trong lĩnh vực truy xuất nguồn gốc, cho biết truy xuất nguồn gốc hàng hóa là việc mà cả thế giới đã làm, EU đã có tiêu chuẩn chung và Việt Nam đã có những nghị định, chỉ thị từ cách đây 2 - 3 năm. Khi hội nhập ngày càng sâu vào thế giới, Việt Nam sẽ phải chấp nhận tất cả các “luật chơi”, trong đó có cả việc đáp ứng các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc. Khi thông tin về sản phẩm được niêm yết công khai, rõ ràng và nhà xuất khẩu - nhập khẩu chịu trách nhiệm về thông tin sản phẩm thì đây sẽ là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, hàng hóa Việt Nam trước sức ép hội nhập kinh tế quốc tế.

Doanh nghiệp Việt phải làm quen

Thứ trưởng Đặng Hoàng An nhận định, truy xuất hàng hóa vừa là yêu cầu vừa là xu thế tất yếu trong thời gian tới khi các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa - nông sản, đứng trước cuộc cạnh tranh với doanh nghiệp từ nhiều nước khác. Khi thực hiện được truy xuất nguồn gốc hàng hóa, chúng ta không những đẩy mạnh được giá trị các mặt hàng xuất khẩu mà còn phục vụ hữu ích cho công tác quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước. Thứ trưởng Đặng Hoàng An khẳng định, một khi vấn đề truy xuất nguồn gốc hàng hóa được xây dựng thành nếp quản lý tốt thì sẽ giải quyết được vấn nạn hàng giả, hàng nhái và cũng sẽ tạo cơ hội lớn cho việc ứng dụng các công nghệ số, công nghệ blockchain cũng như hình thành hàng loạt các công nghệ ứng dụng khác.

Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Đại Dương, đại diện của Công ty iShopgo cho rằng, truy xuất nguồn gốc hàng hóa không chỉ là việc dán tem đơn thuần mà phải quản lý được toàn bộ từ khâu sản xuất đến cung ứng sản phẩm. Đồng thời, phải hỗ trợ được giao thương, sản xuất nhập khẩu và buôn bán trao đổi thông tin thương mại; phải tạo được hàng rào kỹ thuật để bảo vệ thị trường trong nước, đảm bảo thị trường lành mạnh đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng quốc tế…

Theo bà Đặng Thị Phương Ninh, mấu chốt của truy xuất nguồn gốc hàng hóa chính là công nghệ thông tin. Cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ với nhiều công nghệ tiên tiến và tính ứng dụng thực tiễn cao như công nghệ đám mây, blockchain kết hợp với các thiết bị phần cứng và chip điều khiển ngày càng trở nên nhỏ hơn nhưng lại mạnh mẽ gấp nhiều lần. Với ưu điểm đó, việc ứng dụng các thành quả cách mạng 4.0 vào vấn đề truy xuất nguồn gốc nói riêng và mọi mặt của đời sống nói chung sẽ trở thành xu thế của thời đại. Nắm bắt được xu hướng này, Cofidec vốn là công ty có thế mạnh về sản phẩm nông sản chế biến như cà tím, đậu bắp và sản phẩm thủy sản tôm tẩm bột đã hợp tác với Công ty TNHH Chế tạo máy và dịch vụ công nghệ cao TE để thiết lập và đưa vào vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử với sản phẩm cà tím chế biến xuất khẩu. Dự kiến trong tương lai gần, Cofidec sẽ thực hiện áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử cho toàn bộ chuỗi cung ứng để hướng tới phát triển bền vững.

PHÚC HẬU/sggp/org.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập300
  • Hôm nay51,820
  • Tháng hiện tại882,547
  • Tổng lượt truy cập92,056,276
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây