Học tập đạo đức HCM

Mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD "phá sản" vì thẻ vàng IUU của châu Âu

Thứ ba - 28/08/2018 07:09
Để toàn ngành thủy hải sản đạt mức xuất khẩu 10 tỷ USD, thì riêng hải sản khai thác phải đóng góp được từ 3,3 – 3,4 tỷ USD. Tuy nhiên, tác động từ thẻ vàng IUU khiến mục tiêu này khó hoàn thành trong năm 2018.

Bà Lê Hằng, Phó Giám Đốc Trung tâm Vasep Pro (Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam) nhận định như thế khi đánh giá về tác động của thẻ vàng IUU ảnh hưởng đến xuất khẩu hải sản khai thác của Việt Nam tại Hội chợ Vietfish 2018.

Mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD "phá sản" vì thẻ vàng IUU của châu Âu - 1

Chỉ số tăng trưởng xuất khẩu hàng loạt mặt hàng hải sản sụt giảm. Ảnh: Nguyên Vỹ.

Theo bà Hằng, tác động từ thẻ vàng IUU đang làm chỉ số tăng trưởng xuất khẩu hàng loạt mặt hàng hải sản sụt giảm so cùng kỳ năm 2017.

Cụ thể theo báo cáo của Trung tâm Vasep Pro, tổng xuất khẩu hải sản vẫn tăng trưởng dương 7,4% nhưng các chỉ số tăng trưởng từng mặt hàng đều thấp hơn so cùng kỳ 2017. Tăng trưởng xuất khẩu từng tháng dao động và mức tăng chậm lại.

Xuất khẩu hải sản sang EU sau thẻ vàng IUU chiếm 12 – 15% tổng xuất khẩu của cả nước và có chiều hướng giảm liên tục trong năm 2018 (4 – 20%).

Với các sản phẩm cụ thể, xuất khẩu cá ngừ là mặt hàng duy trì tăng trưởng dương cao nhất. Tuy nhiên so với cùng kỳ, tốc độ tăng trưởng qua từng tháng đều thấp hơn đáng kể. Năm 2018 tăng từ 1 – 15% trong khi năm 2017 tăng từ 20 – 34%.

 

Mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD "phá sản" vì thẻ vàng IUU của châu Âu - 2

Tốc độ tăng trưởng qua từng tháng của cá ngừ đều thấp hơn đáng kể so cùng kỳ. Ảnh: Nguyên Vỹ.

Xuất khẩu cá ngừ sang EU vẫn duy trì tăng trưởng 2 con số trừ các tháng 12.2017, tháng 2 và tháng 4 năm 2018. Từ tháng 1 đến tháng 7.2018, xuất sang châu Âu tăng 22%, đạt 84 triệu USD, chiếm 23% tổng xuất cá ngừ. Xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ cũng giảm 8%, chỉ còn 118 triệu USD, chiếm 33%.

Với mực và bạch tuột, từ đầu năm đến tháng 7.2018, cả nước xuất được 353 triệu USD, tăng 6%. Qua theo dõi cho thấy, xuất khẩu ở các tháng tăng không ổn định.

Mức tăng cũng thấp hơn nhiều so với đà tăng trưởng cùng kỳ năm ngoái. Năm 2017 dao động từ 44 – 64%, nhưng năm nay chỉ tăng 4 – 28%. Riêng tháng 7.2018, giảm 15% sau khi tăng chậm 1,4% trong tháng 6.

Xuất khẩu mực, bạch tuột sang EU liên tục giảm sâu từ 9 – 40%. Tính từ tháng 1 – tháng 7.2018, xuất sang EU giảm 27%, đạt 46 triệu USD.

Theo Vasep, thẻ vàng IUU đã tác động đáng kể đến xuất khẩu hải sản khai thác sang EU trong thời gian qua và dự báo sẽ còn tiếp tục giảm trong các tháng cuối năm; ảnh hưởng chung đến kết quả xuất khẩu hải sản nói chung.

Xuất khẩu các mặt hàng mực, bạch tuột, cua ghẹ, cá biển sang EU sẽ còn tiếp tục giảm mạnh do vướng mắc trong thủ tục chứng nhận xác nhận nguồn gốc khai thác theo quy định IUU.

Theo bà Hằng, tại thị trường EU, nếu tình hình không cải thiện, chỉ số xuất khẩu sẽ còn giảm xuống nữa. Xuất khẩu hải sản 6 tháng đầu năm đạt 1,35 tỷ USD, tăng 7%. Xu hướng này dự báo xuất khẩu hải sản vào nửa cuối năm chỉ đạt khoảng 1,8 tỷ USD, đưa tổng xuất khẩu cả năm lên 3,2 tỷ USD, tăng 7%.

Mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD "phá sản" vì thẻ vàng IUU của châu Âu - 3

Mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD khó hoàn thành vì thẻ vàng IUU. Ảnh: Nguyên Vỹ.

“Để toàn ngành thủy hải sản đạt mức xuất khẩu 10 tỷ USD thì riêng hải sản khai thác phải đóng góp được từ 3,3 – 3,4 tỷ USD. Con số này sẽ khó hoàn thành nếu không nỗ lực cải thiện”, bà Hằng chia sẻ.

Theo Vasep, ngoài việc tiếp tục có các giải phải về chính sách; cần phải nâng cao hơn nữa năng lực thực thi của Ban quản lý cảng cá; nâng cao khả năng và rút ngắn thời gian xử lý các đề nghị của EU qua cổng IUU Việt Nam. Đồng thời Tổng Cục thủy sản cung cấp hàng tháng dữ liệu nguồn lợi và sản lượng khai thác cho cộng động doanh nghiệp với ít nhất các loài thuộc tốp 10 – 20 loài xuất khẩu chủ yếu.

 

Theo Nguyên Vỹ (Dân Việt)
 
 
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập783
  • Hôm nay66,722
  • Tháng hiện tại802,832
  • Tổng lượt truy cập93,180,496
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây