Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 7/2018 cả nước đã xuất khẩu được113.000 tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 50,95 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2017 giảm 58,3% về lượng và giảm 25% về trị giá.
Tuy nhiên, do giá xuất khẩu bình quân tăng 79,7% so với cùng kỳ năm 2017 lên 453,8 USD/tấn đã giúp cho giá trị mang về không bị giảm, dù sản lượng xuất khẩu đã giảm đáng kể.
Tính chung 7 tháng đầu năm 2018, lượng sắn và các sản phẩm từ sắn đã xuất khẩu đạt 1,58 triệu tấn, với trị giá 593,59 triệu USD, giảm 30,2% về lượng nhưng tăng 4,7% về trị giá, giá xuất khẩu bình quân đạt 374,2 USD/tấn, tăng 50,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Tính riêng mặt hàng sắn, trong tháng 7/2018 đã xuất khẩu được 19,14 nghìn tấn, với trị giá 4,97 triệu USD, giảm 83,8% về lượng và giảm 76,4% về trị giá. giá xuất khẩu bình quân đạt 259,8 USD/tấn, tăng 46% so với cùng kỳ năm 2017. 7 tháng đầu năm 2018, lượng sắn xuất khẩu đạt 569,83 nghìn tấn, với trị giá 122,24 triệu USD, giảm 40,9% về lượng và giảm 23,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017; giá xuất khẩu bình quân đạt 214,5 USD/tấn, tăng 28,8%.
Nhìn chung, trong tháng 7/2018, lượng sắn và sản phẩm từ sắn xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường đều giảm mạnh so với tháng 6/2018, trừ thị thường Hàn Quốc.
Tháng 7/2018, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam sang Hàn Quốc tăng mạnh, tăng 532,2% về lượng và tăng 529,9% về trị giá so với tháng 6/2018, tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2017 giảm 22,1% về lượng và giảm 25% về trị giá, với khối lượng đạt 16,15 nghìn tấn, trị giá 4,88 triệu USD, giá xuất khẩu bình quân đạt 302 USD/tấn, tăng 26,9% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong khi đó, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang Trung Quốc giảm mạnh, giảm 60,3% về lượng và giảm 25,2% về trị giá so với tháng 6/2018, với khối lượng đạt 86,07 nghìn tấn, trị giá 40,8 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2017 giảm 58,3% về lượng và giảm 25% về trị giá, giá xuất khẩu trung bình ở mức 474,1 USD/tấn, tăng 88,5% so với cùng kỳ năm 2017.
Tính từ đầu năm đến hết tháng 7/2018, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang Trung Quốc đạt 1,39 triệu tấn, với trị giá 517,08 triệu USD, giảm 30,9% về lượng nhưng tăng 5,1% về trị giá, giá xuất khẩu bình quân ở mức 370,2 USD/tấn, tăng 51,9% so với cùng kỳ năm 2017.
Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với mặt hàng sắn, tiếp đến là Hàn Quốc với 17,3 triệu USD, Malaysia 10,7 triệu USD, Philippines gần 10 triệu USD, Đài Loan 9,5 triệu USD và Nhật Bản gần 2,5 triệu USD.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo từ cuối tháng 8/2018, nhiều nhà máy cồn tại Trung Quốc sẽ hoạt động trở lại sau thời gian dài nghỉ bảo dưỡng, qua đó nhu cầu mua sắn lát nguyên liệu sẽ tăng. Ngoài ra, giá cồn nội địa tại Trung Quốc cũng được điều chỉnh tăng liên tục trong 4 tuần gần đây với cả 3 loại cồn từ ngô, sắn và mật rỉ đường do nguồn cung cồn nội địa lẫn nhập khẩu giảm mạnh. Do đó, giá xuất khẩu sắn lát dự báo sẽ phục hồi trong thời gian tới khi nhu cầu mua từ thị trường Trung Quốc tăng.
Tuy nhiên, đà tăng giá xuất khẩu sắn lát của Việt Nam sẽ khó tăng tiếp do Hiệp hội Thương mại sắn Thái Lan đã liên tục điều chỉnh giảm giá.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã