Học tập đạo đức HCM

Lúa gạo tăng giá cuối mùa: Lợi nhuận "chảy" về đâu?

Chủ nhật - 05/08/2012 22:29
Trong khi chương trình mua tạm trữ 500.000 tấn quy gạo đang vào cuối mùa thì bất ngờ giá lúa gạo tại các tỉnh ĐBSCL tăng mạnh trở lại. Giá lúa gạo tăng trong khi nông dân đã lỡ trót bán lúa tươi tại ruộng trước đó, vậy khoảng chênh lệch lợi nhuận này đang chảy về đâu?

 


Giá lúa gạo hàng hóa nội địa đã tăng trở lại, dù đang là cuối “mùa” tạm trữ 500.000 tấn quy gạo. Trong ảnh là nhân công bốc vác đang vận chuyển gạo lên xe tại kho lương thực Phú Cường, Tiền Giang thuộc Công ty lương thực Tiền Giang - Ảnh: Trung Chánh

 

Tăng giá cuối …“mùa”

 

Chương trình mua tạm trữ 500.000 tấn quy gạo (10-7 đến 10-8) còn chưa đầy một tuần lễ nữa là kết thúc. Trong suốt thời gian diễn ra, giá lúa gạo tại các tỉnh ĐBSCL hầu như vẫn không tăng, thậm chí có lúc còn giảm mạnh. Thế nhưng, khi chương trình bước vào giai đoạn cuối thì giá lại đột ngột tăng nhanh.

 

Thương lái Dương Văn Mến, ngụ tại huyện Lấp Vò, Đồng Tháp - chuyên thu mua lúa tại các tỉnh ĐBSCL cho biết: “Giá lúa gạo đang “sốt” lại, mấy ngày qua mà giá đã tăng 100 – 300 đồng/kí lô gam rồi đó”.

 

Cụ thể, giá lúa IR 50404 tươi thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp được thương lái mua trực tiếp tại ruộng của nông dân với giá 4.450 - 4.500 đồng/kí lô gam và 5.100 – 5.300 đồng/kí lô gam đối với lúa khô, tăng bình quân 300 đồng/kí lô gam so với mức giá cách đây chưa đầy một tuần lễ.

 

Đối với các loại lúa hạt dài như OM 4218, OM 5451, OM 1490…, chất lượng gạo tốt dùng chế biến gạo 5% tấm có giá dao động từ 5.400 – 5.500 đồng/kí lô gam đối với lúa khô và 4.600 – 4.700 đồng/kí lô gam đối với lúa tươi, tăng 150 – 250 đồng/kí lô gam so với mức giá cách đây gần 1 tuần.

 

Bà Ngô Ngọc Yến, chủ đại lý gạo Yến Ngọc, quận Tân Phú, TP.HCM - chuyên thu mua gạo tại thị trường chợ đầu mối lương thực Bà Đắc, huyện Cái Bè, Tiền Giang cho biết: “Giá lúa gạo tăng trở lại là do kho của mấy doanh nghiệp đi hàng nhiều cộng với cám gạo cũng đang hút hàng. Bên cạnh đó, có một lượng lớn gạo được nhiều doanh nghiệp đang gom hàng xuất bán tiểu ngạch sang Campuchia”.

 

Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho rằng, giá chào xuất khẩu gạo Việt Nam tăng là nguyên nhân kéo giá lúa gạo hàng hóa ở thị trường nội địa đi lên.

 

Tại thị trường chợ Bà Đắc giá gạo nguyên liệu và thành phẩm tăng bình quân 200 đồng/kí lô gam so với mức giá cách đây không lâu. Cụ thể, giá gạo nguyên liệu của giống IR 50404 có giá 7.000 – 7.050 đồng/kí lô gam; gạo thành phẩm 8.000 – 5.050 đồng/kí lô gam. Giá các loại gạo hạt dài 7.200 – 7.250 đồng/kí lô gam đối với gạo nguyên liệu và 8.100 - 8.200 đồng/kí lô gam đối với gạo thành phẩm. Riêng đối với gạo thơm nhẹ của giống OM 4900 có giá 10.000- 10.200 đồng/kí lô gam.

 

Lợi nhuận "chảy" về đâu?

 

Thạc sĩ Hồ Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, cho biết dù giá lúa có tăng trở lại nhưng nông dân vẫn không được hưởng lợi gì, bởi đa số nông dân hiện nay đều chọn phương thức bán đứt đoạn, nghĩa là bán lúa tươi trực tiếp với thương lái.

 

“Ngay cả những chiếc máy gặt xếp dãy, hiện nông dân mình vẫn không chuộng dùng để thu hoạch lúa vì thiếu nhân công, tốn kém nên họ thường chọn thu hoạch bằng máy gặt liên hợp và bán ngay lúa tươi tại ruộng”, ông Chiến cho biết.

 

Việc nông dân bán lúa hôm nay vài hôm sau giá có tăng lên thì phần lợi nhuận đó sẽ không thuộc về họ nữa mà chảy vào túi những thương lái, doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo đang nắm trong tay lượng gạo giá rẻ trước đó.

 

Bà Nguyễn Phúc Ánh, Giám đốc doanh nghiệp kinh doanh lương thực Tấn Tài III, chợ Bà Đắc, huyện Cái Bè, Tiền Giang khẳng định: “Chắc chăn nông dân sẽ không được lãi từ khoảng chênh lệch do giá lúa tăng rồi. Lợi nhuận này sẽ “chảy” vào túi của những doanh nghiệp còn “ôm” lượng hàng đó, chủ yếu là những doanh nghiệp xuất khẩu chứ những doanh nghiệp kinh doanh gạo nội địa như chúng tôi thì ít lắm, vì thời gian nhập và lưu kho cho đến khi giao các đại lý là rất ngắn”.

 

Giáo sư- tiến sĩ Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Tân Tạo (Long An)- một chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam từng nói trong một báo cáo tham luận của mình rằng: “Người trồng lúa mua đứt bán đoạn với thương lái, nhìn hạt lúa mình ra đi mà không có gì trở lại. Nếu giá lúa có tăng mấy ngày sau khi bán, thì cái tăng đó thương lái, doanh nghiệp hưởng trọn chứ nông dân không hưởng được gì”.

 

Trung Chánh

 Theo thesaigontimes.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập127
  • Hôm nay64,608
  • Tháng hiện tại895,335
  • Tổng lượt truy cập92,069,064
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây