Học tập đạo đức HCM

Nông dân thời hội nhập

Thứ sáu - 06/11/2015 09:12
Nền nông nghiệp nói chung và nông dân Tiền Giang nói riêng đang trong quá trình hội nhập. Nhiều nông dân đã thay đổi tư duy sản xuất theo hướng ứng dụng khoa học - công nghệ, sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, đảm bảo an toàn theo hướng bền vững. Còn các ngành chức năng cũng đã định hướng để nông dân ngày càng tiến sâu vào “sân chơi” đầy cạnh tranh này.
 
Công nhân nhặt trứng cút ở trang trại cút Nguyễn Hồ.

Ông Trần Nguyễn Hồ, chủ trang trại nuôi cút Nguyễn Hồ, xã Long An, huyện Châu Thành được mọi người phong cho biệt danh là “vua” nuôi cút, với mô hình nuôi chim cút theo quy mô trang trại công nghiệp, sạch và an toàn sinh học.
 
Ông Trần Nguyễn Hồ cho biết, ban đầu gia đình chỉ nuôi vài chục ngàn con chim cút đẻ, đến nay trang trại của ông đã có hơn 1 triệu con. Chim cút ở trang trại của ông được nuôi theo quy trình an toàn sinh học, không sử dụng thuốc kháng sinh.
 
Hàng ngày, thức ăn, nước uống cho đàn chim cút đều có sổ sách ghi chép cẩn thận; việc phòng bệnh cho đàn cút được thực hiện bằng kháng sinh sinh học chiết xuất từ thực vật. Hiện tại, trang trại của ông Trần Nguyễn Hồ có hơn 20 tổ viên, với khoảng 2 triệu con cút là vệ tinh cung cấp trứng hàng ngày cho ông.
 
Từ cuối năm 2013 đến nay, trang trại Nguyễn Hồ phối hợp với Công ty cổ phần Rau quả Tiền Giang xuất khẩu sang Nhật Bản hơn 16 tỷ trứng cút đóng lon, với giá cao hơn thị trường nội địa khoảng 20%. Nguồn trứng cút của tổ viên, ông tiêu thụ ở các tỉnh, thành trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, miền Đông Nam bộ và TP. Hồ Chí Minh, với giá bán bình quân 350 đồng/trứng. Đây là thành quả của 4 năm chuẩn bị của trang trại để đưa được trứng cút sang Nhật Bản, vốn là thị trường khó tính và đòi hỏi cao về an toàn vệ sinh thực phẩm.
 
Theo ông Trần Nguyễn Hồ, tiêu chuẩn phía Nhật Bản đặt ra rất nghiêm ngặt như trứng chim cút sau khi luộc xong lòng đỏ phải nằm giữa trứng (thay vì nằm lệch một bên) và không có dư lượng kháng sinh, trứng đóng lon sau khi mở ra sử dụng lòng đỏ không được có màng màu đen...
 
“Tuy nhu cầu nhập khẩu trứng cút đóng lon của Nhật Bản rất lớn, nhưng hiện tại chỉ có trang trại của tôi là đủ điều kiện xuất khẩu trứng cút đóng lon sang thị trường này. Đặc biệt, một khi trứng cút của tôi đã thâm nhập được thị trường khó tính như Nhật Bản coi như đã có “giấy thông hành” xuất khẩu sang thị trường các nước khác” - ông Trần Nguyễn Hồ cho biết.
 
Tương tự, ông Võ Văn Chung (Hai Chung) ở ấp Lương Phú B, xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo từng là “khắc tinh” của rầy nâu hại lúa thập niên 1970 - 1980 khi nhân và cung ứng giống lúa kháng rầy nâu mang tên IR36. Hiện nay, ông Hai Chung là chủ trang trại nuôi heo tư nhân lớn và hiện đại bậc nhất ở Tiền Giang, với hàng trăm đầu heo các loại.
 
Dẫn chúng tôi tham quan trang trại, ông Hai Chung cho biết, từ 2 con heo giống quý hiếm mà cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt tặng, gia đình nhân ra thành đàn. Đến khi Nhà nước có chủ trương cho lập trang trại, ông là người đầu tiên ở Tiền Giang mạnh dạn đầu tư lập trại heo tư nhân, phát triển dần lên cho đến hôm nay. Trang trại của ông rộng 1,6 ha, có gần 20 người làm công, nuôi 200 heo nái, heo thịt luôn duy trì từ 300 - 400 con, heo con từ 500 - 700 con.
 
GS-TS. Võ Tòng Xuân tham quan hệ thống đèn sưởi ấm công nghệ cao ở trang trại nuôi heo của ông Hai Chung.
 
Ông Hai Chung chia sẻ bí quyết: Trang trại của ông hoàn toàn biệt lập với khu vực bên ngoài bởi tường rào cao và hành lang cây xanh nên hạn chế được dịch bệnh xâm nhập. Nguồn thức ăn cho heo, thuốc thú y các loại đều được xe nhà của ông chở trực tiếp từ công ty sản xuất. Nguồn nước ông sử dụng cho chăn nuôi, sinh hoạt đều lấy từ giếng khoan tại chỗ.
 
Người, xe các loại khi vào trang trại đều được sát trùng nghiêm ngặt. Người làm công khi vào đây phải thay đồ bảo hộ lao động đã được tiệt trùng. Trong trại chế độ phòng dịch càng nghiêm ngặt hơn, có nhân viên thú y chuyên lo tiêm phòng cho đàn heo của ông, không được đi tiêm phòng cho bất cứ nơi nào.
 
Tất cả chuồng heo trong trang trại đều là nhà sàn xi măng cao ráo, được xây tường cao, bên trên còn được che tấm vải nhựa để phòng “gió độc”. Mỗi ngày, ông đều cho xịt thuốc sát trùng khắp chuồng trại và hành lang xung quanh 50 m. Chuồng trại được áp dụng quy chuẩn trang trại ở các nước có nền chăn nuôi tiên tiến mà ông có dịp đi học tập.
 
Theo Sở NN&PTNT, trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, lĩnh vực chăn nuôi, nhất là nuôi heo đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô tăng dần theo mô hình kinh tế trang trại, công nghiệp. Hiện nay, cả tỉnh có 1.950 cơ sở chăn nuôi có quy mô từ 50 con trở lên, chiếm 26,6% tổng đàn của cả tỉnh; trên 2.600 cơ sở chăn nuôi gia cầm có quy mô từ 500 con trở lên, với tổng đàn nuôi hơn 5 triệu con và chiếm trên 70% tổng đàn gia cầm của tỉnh.
 
Dự kiến đến cuối năm 2015, toàn tỉnh có trên 600 ngàn con heo, 83,8 ngàn con bò và 7,35 triệu con gia cầm. Chất lượng đàn vật nuôi ngày càng được cải thiện. Các giống heo ngoại và heo lai 2,3 hoặc 4 máu ngoại chiếm95% tổng đàn. Đã và đang thay thế giống gia cầm địa phương bằng các giống thịt, chuyên trứng. Đàn bò được phát triển theo hướng chuyên thịt và sữa.
 
Hiến kế cho nền nông nghiệp nói chung và nông dân Tiền Giang nói riêng, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Uyên, Phân Viện trưởng Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp chia sẻ:
 
“Để nông dân Tiền Giang hội nhập sâu vào quốc tế, việc cần làm đầu tiên là thay đổi tư duy, tập quán sản xuất và nâng cao học vấn cho con cái của họ; phát huy tinh thần làm chủ, ý thức sáng tạo, tự lực, hợp tác, đoàn kết cộng đồng, không ỷ lại vào Nhà nước; hỗ trợ nông dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng xuất khẩu; đồng thời sớm tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết cùng nhau xây dựng các vùng sản xuất nông sản hàng hóa lớn phù hợp với đặc điểm của từng tiểu vùng sinh thái, từng chủng loại sản phẩm thông qua xây dựng hợp tác xã, tổ hợp tác và đẩy mạnh quá trình tập trung đất nông nghiệp trên mỗi hộ nông dân, hình thành các trang trại lớn, tiến tới là các công ty nông nghiệp”.
 
Hội nhập quốc tế là xu hướng tất yếu có tính quy luật của nền kinh tế nói chung và nền nông nghiệp nói riêng. Quá trình hội nhập này không chỉ đem lại những điều kiện thuận lợi và cơ hội phát triển mà còn mang đến những khó khăn và thách thức.
 
Vì vậy, để hội nhập sâu vào quốc tế, đòi hỏi các ngành, các cấp và nông dân nâng cao nhận thức, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế và những thành quả đạt được để đưa nền nông nghiệp của tỉnh tiếp tục phát triển vững chắc theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, nâng cao thu nhập và đời sống cho nông dân, góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu nền nông nghiệp.
 
Tăng cường quản lý chất cấm trong chăn nuôi

Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) vừa có Công văn gửi Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan Thú y vùng, Trung tâm kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương 1 và 2, Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Theo Công văn, Cục Thú y đề nghị Sở NN&PTNT các tỉnh, thành tiến hành thống kê danh sách các trang trại chăn nuôi heo (từ 100 con trở lên) tại địa phương, phối hợp chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường để phát hiện và cung cấp thông tin về các tổ chức, cá nhân buôn bán, sử dụng chất cấm (Salbutamol, Clenbuterol, Ractopamin) trong chăn nuôi; thực hiện lấy mẫu tại địa phương để kiểm tra chất cấm khi có yêu cầu, tuyên truyền và hướng dẫn cho đội ngũ thú y cơ sở tuyên truyền để người chăn nuôi không sử dụng chất cấm.

Các cơ quan Thú y vùng tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra về việc sử dụng chất cấm thuộc địa bàn quản lý khi có nhu cầu. Trung tâm kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương1 và 2 thực hiện phân tích và trả kết quả trong vòng 2 ngày (kể từ ngày nhận mẫu) đối với mẫu thức ăn chăn nuôi, nước tiểu, thịt để kiểm tra chất cấm khi có yêu cầu…S.N
 
Sĩ Nguyên (Báo Ấp Bắc)

 Tags: nông dân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập317
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm311
  • Hôm nay54,401
  • Tháng hiện tại829,679
  • Tổng lượt truy cập92,003,408
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây