Học tập đạo đức HCM

Nông sản lên giá theo đà thị trường hàng hóa toàn cầu

Chủ nhật - 18/11/2012 07:27
Trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 16/11, giá hầu hết các mặt hàng nông sản đều tăng mạnh, theo chân xu hướng chung của các thị trường hàng hóa toàn cầu, khi mà mối lo về “vách đá tài chính” của Mỹ đã phần nào lắng dịu nhờ cuộc họp giữa Tổng thống Barack Obama với các lãnh đạo Quốc hội Mỹ.
Kết thúc phiên này, giá ca cao tại cả sàn giao dịch LIFFE (Anh) và NYBOT-ICE (Mỹ) đều tăng cao, lần lượt ở mức 1.593 bảng Anh/tấn và 2.465 USD/tấn, so với các mức chốt cuối tuần trước là 1.524 bảng/tấn và 2.340 USD/tấn. 

Nguyên nhân của đợt tăng giá ca cao trong thời gian gần đây chủ yếu được cho là do bất ổn chính trị tại Cote d'Ivoire - nhà sản xuất ca cao hàng đầu thế giới. 

Việc Tổng thống Cote d'Ivoire Alassane Ouattara vừa tuyên bố giải tán chính phủ, mới được thành lập hồi tháng 3/2012, chính là “giọt nước làm tràn ly” khiến mối lo về nguồn cung ca cao trở nên “nóng” hơn và đẩy giá mặt hàng này đi lên với mức tăng tính theo ngày mạnh nhất trong 10 tuần qua.

Sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều tháng qua vào phiên giao dịch ngày 13/11, do những lo ngại về sự suy yếu của nền kinh tế toàn cầu và điều kiện thời tiết được cải thiện tại Brazil, giá cà phê Arabica lại đảo chiều tăng vào phiên cuối tuần, nhờ hoạt động đầu cơ mạnh mẽ.

Tuy nhiên, giá càphê robusta (cà phê vối) vẫn tiếp tục xu hướng giảm do dự báo về nguồn cung dồi dào. Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê Indonesia (AEKI) vừa cho biết sản lượng niên vụ càphê 2012-2013 của nước này dự kiến tăng 17% lên gần 700.000 tấn, trong đó sẽ dành cho xuất khẩu khoảng 350.000 tấn.

Khép lại phiên 16/11, giá càphê robusta giao tháng 11/2012 tại thị trường Anh giảm xuống còn 1.914 USD/tấn, so với mức tương ứng 1.971 USD/tấn của tuần trước đó. Còn tại thị trường Mỹ, giá càphê arabica (càphê chè) giao tháng 12/2012 lại tăng nhẹ từ mức 151,45 xu Mỹ/lb lên 153,6 xu/lb.

Mặc dù giá cao su quay đầu giảm trong phiên giao dịch 16/11 này do hoạt động bán tháo chốt lời diễn ra ồ ạt, song nhìn chung tuần vừa qua cũng được coi là tuần giao dịch khởi sắc của mặt hàng này, nhờ thông tin cho thấy Trung Quốc đang tăng cường nguồn dự trữ cao su, trong khi một số quốc gia xuất khẩu cao su lớn trên thế giới lại quyết định cắt giảm sản lượng xuất khẩu. 

Trước đó, ngày 15/11, giá cao su leo lên mức cao nhất trong 2 tuần qua, khi nhà đầu tư kỳ vọng Nội các mới của Nhật Bản được bầu vào tháng 12 tới có thể đưa ra một lập trường tích cực hơn về nới lỏng tiền tệ và kích thích kinh tế. Thêm vào đó, sự đi lên của thị trường năng lượng cũng góp phần vào đà tăng của giá cao su. Đóng cửa tuần này, tại thị trường Maysia, giá cao su tăng từ mức 276 xu/kg lên 277,90 xu/kg.

Tuy nhiên, đi ngược với xu hướng trên, giá đường trắng lại giảm mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần này, thậm chí có lúc chạm mức thấp nhất trong vòng 2 năm rưỡi qua, sau khi xuất hiện dự báo cho hay sản lượng đường toàn cầu niên vụ 2012-2013 sẽ ngang bằng mức cao kỷ lục năm trước và ở mức 177,1 triệu tấn. 

Unica - Hiệp hội mía đường công nghiệp Brazil - vừa công bố báo cáo cho biết các nhà máy mía đường của Brazil đã sản xuất 3 triệu tấn đường trong nửa đầu tháng 8/2012.

Trong khi đó, Tổ chức Mía đường Quốc tế (ISO) cho thấy rằng họ hy vọng thặng dư đường toàn cầu trong niên vụ từ tháng 10/2012 đến tháng 9/2013 sẽ đạt 5,86 triệu tấn, tăng so với 5,19 triệu tấn so với niên vụ trước.

Theo ISO, tỉ lệ dự trữ/tiêu thụ có thể tăng khoảng 40% trong niên vụ 2012-2013 so với 37,6% niên vụ 2011-2012. Đóng cửa phiên giao dịch 16/11, tại sàn LIFFE, giá đường trắng giao tháng 3/2013 giảm từ 526 USD/tấn xuống còn 507,8 USD/tấn. 

Tuy nhiên, tại sàn NYBOT-ICE, giá đường thô giao cùng kỳ hạn lại tăng nhẹ lên mức 19,11 xu Mỹ/lb (1 lb = 0,454 kg), so với mức giá 18,83 xu/lb của phiên cuối tuần trước./.
 
Minh Trang (TTXVN)
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập149
  • Hôm nay29,188
  • Tháng hiện tại105,456
  • Tổng lượt truy cập92,483,120
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây