Học tập đạo đức HCM

Thiếu cá nhưng người nuôi cá cần thận trọng

Thứ hai - 19/11/2012 07:34
Thông tin cá tra nguyên liệu phục vụ cho chế biến và xuất khẩu khan hiếm từ này đến cuối năm, thậm chí đến hết quí 1 năm tới được xem là tín hiệu tốt, kích thích người nuôi quay trở lại nghề, tuy nhiên, theo khuyến cáo của nhiều nhà chuyên môn rằng không nên ồ ạt nuôi lại trong lúc này.

 

Doanh nghiệp chế biến cá tra tạm ngưng hoạt động chỉ là hiện tượng cục bộ do cá nguyên liệu tự nuôi của công ty thiếu hụt. Trong ảnh là công nhân Công ty Việt An (An Giang) đang chế biến cá tra xuất khẩu - Ảnh Lê Hoàng Vũ

 

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), trên lý thuyết nói thiếu và khan hiếm cá tra nguyên liệu nhưng thật sự muốn phân tích, đánh giá đúng phải nắm được con số chính xác dưới ao còn bao nhiêu mới khẳng định được, tuy nhiên, làm được điều này rất khó.

 

“Số liệu thống kê cá nguyên liệu ở các địa phương hiện không có được những con số dự báo chính xác, chẳng hạn báo cáo nói con cá dưới ao là 0,5 kí lô gam/con nhưng thực tế dưới ao đã 0,6 - 0,7 kí lô gam/con rồi hay nói diện tích hiện là 10.000 héc ta nhưng thực tế chỉ có vài trăm héc ta thôi, rất khó nắm bắt chính xác được”, ông Hòe cho biết.

 

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp, tính đến ngày 5-11, diện tích thả nuôi cá tra toàn tỉnh đạt gần 1.680 héc ta, đã thu hoạch được trên 902 héc ta với sản lượng trên 331.790 tấn. Như vậy, căn cứ vào diện tích đã thu hoạch so với diện tích thả nuôi thì Đồng Tháp còn khoảng 780 héc ta diện tích nuôi chưa thu hoạch, một con số rất lớn.

 

Theo ông Nguyễn Hữu Nguyên, thành viên Hiệp hội thủy sản An Giang (AFA), những năm trước, người nuôi cá tra cũng đã nhiều lần “ôm” nợ do ồ ạt thả nuôi cá tra khi có thông tin cá nguyên liệu khan hiếm, giá bán tăng.

 

“Tôi nghĩ, trong giai đoạn hiện nay bà con nuôi cá phải hết sức thận trọng khi quyết định tái đầu tư trở lại vì tình hình xuất khẩu còn nhiều khó khăn”, ông nói.

 

Ngưng vì cá của công ty hết

 

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online xung quanh vấn đề có nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra đóng cửa do nguồn cá nguyên liệu đã cạn kiệt, ông Dương Ngọc Minh, Phó chủ tịch Vasep và là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần thủy sản Hùng Vương, cho biết hiện cá tra nguyên liệu không phải hết mà chỉ thiếu cá đạt size (kích cỡ đạt để chế biến xuất khẩu-PV) để chế biến, xuất khẩu.

 

“Cái ngưng của Hùng Vương (Công ty cổ phần thủy sản Hùng Vương- PV) chỉ là ngưng cục bộ trong thời gian khoảng một tháng thôi (trong tháng 11), hiện chúng tôi vẫn duy trì sản xuất 50% trên tổng công suất thiết kế của nhà máy là 1.000 tấn/ngày vì cá nuôi của công ty lớn không kịp”, ông Minh lý giải việc tạm ngưng hoạt động một số nhà máy của mình.

 

Ông Trương Đình Hòe cho biết: “Hiện nay một số thông tin nói rằng cá nguyên liệu sắp hết nhưng cũng có một số thông tin cho biết cá vẫn còn, cho nên, để đánh giá được tình hình hiện nay rất khó, cần phải khảo sát, phân tích kỹ hơn mới có cái đánh giá chính xác hơn”.

 

Theo ông Nguyên, dù nguồn cá nguyên liệu có sụt giảm thật nhưng thông tin nói khan hiếm cá để phục vụ cho chế biến, xuất khẩu thiếu thì cần phải xem lại.

 

“Cá nguyên liệu hết, có thể có nhưng đó là cá do chính doanh nghiệp nuôi thôi, chứ cá trong dân hiện vẫn còn”, ông Nguyên cho biết.


“Hiện nay không chỉ nông dân đang giảm nuôi do thắt chặt tín dụng mà phía doanh nghiệp cũng đang gặp khó khăn. Phần lớn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu trong những tháng đầu năm nay do doanh nghiệp tự nuôi nhưng hiện một số doanh nghiệp đang thiếu vốn nên có khó khăn”, ông Minh cho biết.

 

Ý kiến đánh giá của một số nhà chuyên môn, cho biết câu chuyên thiếu nguyên liệu dẫn đến hàng loạt doanh nghiệp chế biến cá tra phải đóng của thật ra chỉ là hiện tượng cục bộ do cá nguyên liệu của công ty chưa đạt “size”, trong khi đó, doanh nghiệp lại thiếu vốn để mua cá trong dân.

 

 

Giá xuất khẩu cá tra tăng

 

Ông Dương Ngọc Minh, Phó chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), cho biết so với thời điểm tháng 9 - 10, hiện giá xuất khẩu cá tra sang các thị trường tăng bình quân 20 cent/kí lô gam, tức tăng 3.600 đồng/kí lô gam.

 

Theo ông Minh, lý do giá xuất khẩu tăng ngoài việc nguyên liệu trong nước thiếu hụt, thì các mặt hàng như thịt, cá rô phi… tiêu thụ tại các hệ thống siêu thị ở nước nhập khẩu đã tăng trở lại.

 

 

Ngày 19/11/2012 - Theo thesaigontimes.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập178
  • Hôm nay29,188
  • Tháng hiện tại105,551
  • Tổng lượt truy cập92,483,215
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây