Học tập đạo đức HCM

Sản xuất gạo chất lượng cao để xuất khẩu

Thứ sáu - 02/09/2016 11:44
Xuất khẩu gạo của các quốc gia Đông Nam Á đang gặp nhiều khó khăn, giá gạo đứng ở mức thấp khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng điêu đứng. Vì vậy, nhiều địa phương, doanh nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long đã chuyển đổi sang trồng các giống lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.

Thêm nhiều giống lúa chất lượng cao

Theo ông Phạm Thanh Thọ, Phó Giám đốc ngành lương thực, Tập đoàn Lộc Trời (tỉnh An Giang), xuất khẩu gạo phải xuất phát từ nhu cầu thị trường thay vì tập trung vào cách làm truyền thống như những năm qua. Nhu cầu của thị trường hiện nay là các loại gạo thơm chất lượng cao như OM 5451, các giống ST cao cấp, mà những loại gạo này Việt Nam lại không đủ số lượng để cung cấp. Trong khi đó, những loại gạo phẩm cấp thấp lại sản xuất dư thừa. Vì vậy, để gạo Việt Nam nâng cao giá trị hơn trên thị trường thế giới thì doanh nghiệp và người nông dân cần xem lại cơ cấu giống lúa sản xuất cho phù hợp.

Hiện nay cũng đã có nhiều trung tâm sản xuất ra các giống lúa chất lượng cao phù hợp với yêu cầu của các thị trường nhập khẩu “khó tính”. Vấn đề còn lại là mở rộng sản xuất những giống này sao cho hiệu quả. Theo bà Nguyễn Thị Bắp, Phó trại giống cây trồng Long Phú, Trung tâm giống cây trồng Sóc Trăng, trại giống Long Phú khảo nghiệm giống lúa mới 2 vụ/năm để sản xuất những giống lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu như OM 5451, ST 20, ST5. Những giống lúa này có đặc tính thơm, chất lượng cao, phù hợp với đồng đất bị nhiễm mặn ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. Riêng giống ST5 chịu mặn đến ngưỡng 3 phần nghìn mà năng suất vẫn cao.

Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Định Thành, An Giang dành 15 ha để nghiên cứu giống lúa chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu vào những thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Trong cuộc thi gạo ngon thế giới năm 2015, giống lúa Lộc Trời 1 của Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành đã đứng vị trí thứ 3 trong các loại gạo ngon nhất thế giới. Do đó, nhiều nước nhập khẩu đã đặt hàng và không đủ số lượng để bán.

Theo TS Dương Văn Chín, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Định Thành, hiện nay, ngoài giống lúa Lộc Trời 1, trung tâm cũng mở rộng sản xuất giống lúa Lộc Trời 3 và nhiều giống lúa chất lượng cao khác có giá xuất khẩu từ 600 USD-700 USD/tấn gạo. Để có được nguồn nguyên liệu gạo chất lượng cao thì doanh nghiệp phải phối hợp và hướng dẫn nông dân sản xuất theo yêu cầu của khách hàng mới điều chỉnh nguồn cung ra thị trường.

Quy hoạch để sản xuất hiệu quả

Sản xuất lúa chất lượng cao cần phải phối hợp nhiều yếu tố như giống, đặc tính thổ nhưỡng, khí hậu, kĩ thuật sản xuất. Do đó, không phải vùng nào cũng có thể sản xuất được. Tuy nhiên, khi gạo chất lượng cao được khách hàng lựa chọn thì nâng cao giá trị hạt gạo, nông dân sản xuất ít hơn vẫn có lợi nhuận cao, thay vì phải bán số lượng nhiều như trước đây.

Theo ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Intimex, trên thế giới, vấn đề lương thực được phân chia rõ ràng với nhiều loại như lúa gạo, lúa mì, lúa mạch, khoai nên số người sử dụng gạo chỉ chiếm một phần. Do đó, nếu tập trung vào vấn đề an ninh lương thực mà thiếu quy hoạch lợi ích kinh tế cho nông dân Việt Nam thì họ sẽ gặp khó khăn khi sản xuất dư thừa.

Sản xuất gạo chất lượng cao giúp việc tiêu thụ và cạnh tranh dễ dàng hơn, người sản xuất cũng được lợi nhuận nhiều dù bán với số lượng ít. Vì vậy, để người nông dân không phải đối diện với hàng tồn, mất giá thì phải có quy hoạch sản xuất lúa chất lượng cao, giảm số lượng lúa chất lượng thấp. Đồng thời, chuyển đổi diện tích sản xuất lúa sang những loại cây trồng khác có giá trị cao để mang lại lợi nhuận cao nhất cho nông dân trên cùng một diện tích sản xuất.

Tỉnh Đồng Tháp là một trong những khu vực sản xuất lúa phục vụ cho xuất khẩu. Bên cạnh việc phối hợp với các viện, trường đại học để sản xuất giống lúa đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, Đồng Tháp cũng quy hoạch quỹ đất sản xuất cây ăn quả hiệu quả, kinh tế vượt trội hơn so với lúa phẩm cấp thấp, gây dư thừa, khó bán.

Theo ông Nguyễn Thành Tài, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp, tỉnh cũng đã đưa và sản xuất 6.000 ha hoa trong nhà màng, 1.000 ha sen xen canh lúa để giảm vụ, 700 ha mặt nước nuôi tôm càng xanh vừa giúp nông dân luân phiên loại hình sản xuất, vừa tăng hiệu quả kinh tế và thu nhập.

Hiện nay, nhiều quốc gia cũng tham gia xuất khẩu gạo và có giá cạnh tranh hơn đã đặt ra cho hạt gạo Việt Nam bài toán giải quyết thị trường sao cho hiệu quả. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng định hình dần hướng đi trên con đường xuất khẩu, chủ động mở rộng thị trường, tìm hợp đồng thương mại cho hạt gạo chất lượng cao thay vì trông chờ vào các hợp đồng tập trung, hợp đồng Chính phủ.

Theo Hồng Nhung

Báo tin tức

 Tags: xuất khẩu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập429
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại860,618
  • Tổng lượt truy cập92,034,347
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây