Học tập đạo đức HCM

Xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng nông dân Việt Nam vẫn nghèo

Thứ bảy - 03/09/2016 10:57
Theo số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cả nước hiện có 3,8 triệu ha đất lúa và khoảng 7 triệu ha diện tích lúa 2 vụ. Lúa trồng ở miền Trung trở ra phía Bắc chủ yếu tiêu thụ nội địa, còn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phục vụ xuất khẩu.

Mỗi năm nước ta xuất khẩu chính ngạch từ trên 6 triệu tấn gạo trở lên

Hiện nay cùng với Thái Lan, Việt Nam là quốc gia có trữ lượng xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Nhiều năm nay luôn duy trì số lượng gạo xuất khẩu chính ngạch từ trên 6 triệu tấn trở lên, tuy nhiên thị trường thời điểm hiện tại có nhiều biến động nên nhiều khả năng xuất khẩu gạo của nước ta chỉ ở mức dưới 6 triệu tấn.

Bất chấp nhiều biến động của thị trường nhưng vị thế xuất khẩu gạo của nước ta cũng không thay đổi. Có một nghịch lý rằng cho dù xuất khẩu gạo là ngành kinh tế mũi nhòn thì người nông dân của ta vẫn nghèo.

Ông Ma Quang Trung, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) phát biểu trên báo Tiền Phong cho biết một lý do quan trọng được chuyên gia chỉ rõ là chính giá gạo xuất khẩu thấp, vì không có thương hiệu, còn nông dân bị ép giá.

Còn GS. TSKH Trần Duy Quý, nguyên Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp, cho biết, Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu lúa gạo vì để cho dân phát triển quá nhiều giống, còn DN thu mua xuất khẩu hàng chục loại nên giá trị thấp. Khác với Thái Lan, chủ yếu 1-2 loại giống, giá trị cao tới 800-1.000 USD/tấn. lâu nay, chúng ta đầu tư còn dàn trải, không có tính kế thừa, liên tục, mà chỉ theo “nhiệm kỳ”. Một giống lúa thuần có thể phải mất 10 năm nghiên cứu, nhưng làm được 5 năm rồi bỏ đấy, không ra kết quả, sẽ mất hết. “Trong khi đó, anh em nghiên cứu giờ lương thấp, nhìn thấy kiểu lội ruộng, nắng nóng như thế ai họ đi làm, không còn kiểu say mê như ngày xưa, nên phải trả lương cao họ mới làm

Mặt khác, GS Quý cho rằng, lâu nay, “mấy ông lương thực” không bỏ tiền ra xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam, đẩy việc làm thương hiệu cho nông dân chính là lỗ hổng. “Muốn làm thương hiệu, phải xây dựng từ giống, cách thu hoạch, bảo quản, chế biến, mẫu mã… Chỉ lo đi buôn, lúc nào thua lỗ, lại kêu gọi trợ giá của nhà nước, cái này nhiều vấn đề phức tạp. Ở các nước, doanh nghiệp phải bỏ ra hết, nhà nước chỉ tạo cơ chế, hành lang pháp lý”- GS Quý nói.

Với cách làm trên, theo GS Quý, dù không thua lỗ, thu nhập người dân vẫn nghèo. Đã đến lúc, cần chuyển đổi mạnh, có thể mình làm nhiều cây thức ăn chăn nuôi, hoa quả… có giá trị cao để tăng thu nhập cho người dân.

Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi Việt Nam, cho rằng, bây giờ làm nông nghiệp không thể vì số lượng, năng suất nữa, mà hướng sản phẩm theo nhu cầu thị trường, giá trị, hiệu quả cao nhất. Ông Lịch tính toán, làm một 1 ha lúa, không bằng một góc dùng diện tích đó để trồng cỏ nuôi bò, trong khi chúng ta đang phải tốn rất nhiều tiền nhập thịt bò, sữa. Sao chúng ta không chuyển đổi?

Ông Lịch cho biết, hiện Việt Nam đã nhập khẩu thức ăn chăn nuôi mỗi năm khoảng 5 tỷ USD, trong khi xuất khẩu gạo chỉ hơn 3 tỷ USD. “Hơn chục năm qua, chúng ta đầu tư tiền của nghiên cứu cây lúa, nhưng đến nay, giá gạo Việt Nam chỉ trên dưới 400 USD/tấn, còn rẻ hơn gạo Campuchia (500 USD/tấn), chưa kể so với Thái Lan. Vậy tiền đó đổ đi đâu, tác dụng gì”- ông Lịch nói.

Hoàng Hà (Tổng hợp)

Nguồn: Người Đưa Tin

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập624
  • Hôm nay38,433
  • Tháng hiện tại47,896
  • Tổng lượt truy cập88,726,230
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây