Học tập đạo đức HCM

Xuất nhập khẩu nông sản chủ lực sẽ thế nào khi hội nhập sâu AEC?

Chủ nhật - 18/09/2016 10:17
(HQ Online)- Sau quá trình dài “thai nghén”, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã chính thức hình thành vào cuối năm 2015. Nhiều chuyên gia nhận định, hội nhập sâu vào AEC, XK một số hàng nông sản chủ lực của Việt Nam sẽ có thêm cơ hội nhất định, song không ít ngành hàng chịu bất lợi lớn với áp lực cạnh tranh cao.

Trứng là một trong những mặt hàng đang áp dụng hạn ngạch thuế quan sẽ phải bỏ hạn ngạch trong ASEAN từ 2018 và sẽ áp dụng mức thuế suất 0 – 5%. (Ảnh: N.Thanh)

Thuận lợi cầm chừng

Theo cam kết khi tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), đối với Việt Nam, ngay trong năm 2015, trong tổng số 1.539 dòng thuế nông sản và thủy sản, có 1.434 dòng thuế về 0%; 123 dòng thuế ở mức 5% hoặc chưa cam kết cắt giảm.

Đến năm 2018: Còn 55 dòng thuế giữ mức 5% (cà phê Arabica, đường củ cải phải giảm xuống 0%) và tiếp tục duy trì 34 dòng thuế chưa cam kết cắt giảm.

Đối với mặt hàng lâm sản và đồ gỗ: 149 dòng thuế phần lớn đã giảm xuống mức 0%, chỉ còn 9 dòng sản phẩm đồ gỗ và nội thất là duy trì mức 5% năm 2015 và toàn bộ về 0% năm 2018.
Các mặt hàng đang áp dụng hạn ngạch thuế quan (TRQ) như đường, trứng, muối và lá thuốc giá sẽ phải bỏ hạn ngạch trong ASEAN từ 2018 và sẽ áp dụng mức thuế suất 0 - 5%.

Phát biểu tại hội thảo “Phát triển nông nghiệp bền vững trong hội nhập ASEAN” diễn ra ngày 15-9, tại Hà Nội, ông Đặng Kim Khôi, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghệp nông thôn (Ipsard), Bộ NN&PTNT đánh giá: Hiện nay, hạt tiêu Việt hiện đang chiếm lĩnh tại không ít thị trường lớn trong AEC. Cụ thể, tại Malaysia (44%), Singapore (48%) và Indonesia (93%). Tham gia hội nhập sâu vào AEC, hồ tiêu là một trong những mặt hàng có cơ hội thúc đẩy XK khi nhu cầu tiêu thụ còn lớn.

Mặt hàng cà phê cũng nhận được sự ưu ái tương tự khi cà phê Việt hiện đang chiếm 42,3% tại Thái Lan, 24% tại Malaysia và 25,7% tại Indonesia. Tính tổng thể, kim ngạch NK cà phê từ Việt Nam của toàn thị trường ASEAN chiếm tới 21% trên tổng số cà phê NK. Rõ ràng, ASEAN đã, đang và ngày càng trở thành “mảnh đất” màu mỡ cho cà phê nếu biết khai thác hết tiềm năng.

Tham gia sâu vào AEC, không chỉ XK, trong quá trình NK các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, điển hình là lâm sản, Việt Nam cũng được nhận những thuận lợi đáng kể. Hiện nay, thị trường Việt Nam thường xuyên NK gỗ nguyên liệu chủ yếu từ các nước Đông Nam Á (nhất là Lào và Campuchia), chiếm trên 49% tổng kim ngạch NK. Bất cập là gỗ từ các thị trường này phần nhiều không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được công nhận tính hợp pháp. Điều này khiến sản phẩm gỗ XK của Việt Nam gặp khó khăn. Tuy nhiên, hội nhập sâu AEC, Việt Nam sẽ có cơ hội thúc đẩy NK gỗ nguyên liệu từ thị trường Malaysia, làm giảm những bất lợi mà sản phẩm gỗ XK đi gặp phải, bởi gỗ từ Malaysia không gặp các vấn đề về nguồn gốc gỗ hợp pháp, đáp ứng yêu cầu tại các thị trường “khó tính” như EU.

Bất lợi tăng cao

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, ông Khôi cũng đã “điểm mặt” hàng loạt bất lợi đối với các ngành hàng nông, lâm, thủy sản trong hội nhập sâu AEC. Đối với mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam là gạo, thị trường XK chủ lực trong AEC chủ yếu là Philippines (56%), Malaysia (20%) và Indonesia (14%). Thời gian qua, trong khi XK gạo sang các thị trường này được đánh giá không ghi nhận sự đột phá nào đáng kể thì Việt Nam lại gia tăng NK gạo. Cụ thể, trong giai đoạn 2000-2015, giá trị NK gạo của Việt Nam từ AEC đã tăng 25,4%/năm. Điều đáng nói là, khối lượng NK gạo không lớn, song do chủ yếu NK gạo từ ba quốc gia với giá và chất lượng cao hơn từ: Thái Lan, Philippines và Lào nên xét ra giá trị NK cũng là con số đáng kể. Xu hướng này đang ngày càng có chiều hướng tăng lên, tạo áp lực cạnh tranh gay gắt với gạo trong nước.

Bên cạnh gạo, ngành hàng rau quả được đánh giá sẽ chịu sự bất lợi cao khi hội nhập sâu AEC. Theo một số chuyên gia, Thái Lan, Myanmar là những nước nằm trong “top” 10 nước XK rau quả lớn nhất vào Việt Nam. Trên 99% sản phẩm Việt Nam NK rau quả từ Myanmar là rau (HS.07). Đối với Thái Lan, 96% sản phẩm NK là quả (HS 08), chủ yếu gồm ổi, xoài và măng cụt, chiếm 83% tổng kim ngạch NK các loại quả. Với ưu thế về chất lượng, sự phong phú chủng loại, khi thuế quan không còn là rào cản, rau quả NK sẽ tràn ngập thị trường và cạnh tranh mạnh với hàng nội địa.

Không chỉ gạo, rau quả, mía đường cũng là cái tên sẽ phải đối mặt với cạnh tranh lớn trong AEC, nhất là từ thị trường Thái Lan. “Thái Lan là quốc gia XK mía đường chính sang Việt Nam với kim ngạch XK năm 2014 đạt 29,8 triệu USD. Theo cam kết mở cửa trong ASEAN, đến năm 2018, thuế NK mía đường sẽ giảm từ 80-85% xuống còn 5% (thuế ngoài hạn ngạch). Điều này sẽ khiến đường ngoại ồ ạt vào Việt Nam, đẩy ngành mía đường vào cảnh ngày càng khó khăn” ông Khôi nói.

Về lâu dài, để có thể tận dụng tốt các cơ hội mở ra trong AEC, đồng thời từng bước khắc phục bất lợi, các chuyên gia cho rằng: Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác với các nước trong AEC theo hướng tiếp tục xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn chung về chất lượng, an toàn, thực hiện chứng nhận chung trong cả sản xuất lẫn XK các mặt hàng nông, lâm, thủy sản; đồng thời xây dựng các giải pháp thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, áp dụng chung cho khu vực thông qua sử dụng hướng dẫn chung.

Liên quan tới vấn đề nâng cao sức cạnh tranh cho mặt hàng nông, lâm, thủy sản trong hội nhập nói chung, tham gia sâu vào AEC nói riêng, TS. Trần Gia Long, Vụ Kế hoạch (Bộ NN&PTNT) cho biết: Thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục đánh giá tác động của chính sách thương mại hiện hành, các cam kết thương mại quốc tế nhằm thúc đẩy XK nông, lâm, thủy sản, mở rộng thị trường tiêu thụ; đề xuất ban hành Nghị định về quản lý thương mại biên mậu. Về chính sách thuế, phí, Bộ NN&PTNT sẽ rà soát, đánh giá tác động của các chính sách thuế, đề xuất điều chỉnh các loại thuế, phí, cách áp thuế... đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Liên quan tới chính sách tín dụng, hướng thúc đẩy sẽ là thể chế hóa cơ chế cho vay theo chuỗi giá trị thực hiện liên kết, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và XK nông sản...

theo HQ Online

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập192
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại243,716
  • Tổng lượt truy cập85,150,752
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây