Học tập đạo đức HCM

Nơi phụ nữ không dám cười

Chủ nhật - 28/10/2012 01:06
Cứ đến tuổi 30, nhiều người bị rụng hết cả hàm răng. Ai có tiền thì lắp răng giả, bằng không phải chịu cảnh móm mém ở tuổi 30. Sợ nụ cười móm mém nên hầu như nhiều chị em không dám cười!

Ngoài 20 đã móm!

Xã Trạm Tấu có hơn 98% là người Mông. Cuộc sống quanh năm vất vả nhưng phụ nữ Mông ở Trạm Tấu rất duyên dáng và xinh đẹp. Có điều lạ, là phụ nữ ở đây rất ít cười vì nhiều người trong cảnh bị… móm. Họ rất ngại giao tiếp khi có khách lạ ghé thăm làng.

Chúng tôi đến nhà chị Vàng Thị Rủ 31 tuổi (xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu) đúng lúc gia đình chị đang dùng cơm. Mâm cơm rất đơn sơ. Ngoài nồi cơm còn có một bát cháo. Hỏi ra mới biết, do bị rụng răng nên chị Rủ phải dùng cháo thay cơm.
 

Chị Vàng Thị Rủ bị rụng răng, chỉ còn 4 chiếc răng ở hàm dưới.
Đến giờ, chị Vàng Thị Rủ vẫn không hiểu mình và các chị em ở đây vì sao bị rụng răng. Chị Rủ nói: “Đến tuổi 30, răng tôi không hiểu vì sao lại rụng, lúc đầu rụng vài chiếc, sau rụng gần cả hàm dưới, ra đường không dám cười nói. Khi nào cười nói phải dùng tay che miệng”.

 

Bản Tấu Trên (xã Trạm Tấu) nằm chênh vênh trên đỉnh núi Phu Song Sung cao gần 3.000m, quanh năm mây bao phủ, có gần 70 nóc nhà thì có đến 40 phụ nữ trong cảnh “ăn cháo thay cơm” vì không còn răng. “Lúc đầu răng tôi rụng 3 cái, về sau những chiếc răng khác cũng rụng theo, ăn uống rất khổ sở”, chị Mùa Thị Ca cho biết.

“Đã lâu lắm rồi, chúng tôi đã không thấy nụ cười xinh như hoa rừng của phụ nữ Mông ở Tấu Trên. Từ 30 tuổi trở lên họ đều rụng răng như bà lão. Răng không còn, nụ cười cũng trở nên ngượng ngùng, móm mém”, trưởng bản Mùa A Dê cho biết.

Chị Thào Thị Dở, chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ xã Trạm Tấu cho biết, phụ nữ Mông ở xã Trạm Tấu, đặc biệt là bản Tấu Trên rụng răng là chuyện có thật. Nhiều lúc đi họp hành, người ta hay đùa rằng xã Trạm Tấu là xã phụ nữ móm, cũng thấy rất buồn.

Đã nghèo lại phải kiếm tiền trồng răng

Khi PV dừng chân tại quán nước ven đường, cũng là lúc những người phụ nữ Mông xã Trạm Tấu nô nức đi chợ huyện. Chị Vàng Thị Xa, người bán nước cho biết, chỉ có những phụ nữ có tiền trồng răng giả mới dám cười tươi. Còn lại những phụ nữ khác, không có tiền trồng răng giả nên khi cười phải lấy tay che miệng.

Trong khi các chị em phụ nữ người Mông ở Trạm Tấu khổ sở với việc không còn răng để ăn uống, để làm duyên, thì nhiều người đàn ông xã Trạm Tấu cũng phải làm lụng vất vả để có tiền giúp vợ… lắp răng giả.

“Số tiền trồng răng giả lên đến hơn 1 triệu, làm lụng vất vả lắm mới trồng được cho vợ 3 cái răng. Năm nay mưa lũ nhiều nên cây ngô không cho bắp, cây lúa không chắc hạt. Không trồng răng cho vợ cũng không đành lòng vì ra đường người ta nói vợ mình trẻ mà như bà già vì móm mém. Hơn nữa nhìn vợ ăn uống khó khăn không đành, nên dù vất vả, túng thiếu cũng phải đưa vợ đi trồng răng” - anh Mùa Văn La, chồng chị Vàng Thị Rủ nói.

Trong bản Tấu Trên, nhiều gia đình còn khó khăn nên việc đưa vợ đi trồng răng vẫn là chuyện xa vời, không dám nghĩ đến. “Lấy tiền đâu mà đi trồng răng. Khuyên vợ cố gắng, để khi có kinh tế thì đưa vợ đi trồng cũng được”, anh Mùa Văn Dính tâm sự.

Chưa rõ nguyên nhân

Người dân xã Trạm Tấu vẫn chưa biết nguyên nhân vì đâu phụ nữ ở đây mắc bệnh… rụng răng sớm. Nỗi lo lắng ngày càng trĩu nặng trong lòng họ cả khi lên nương.

Ông Giàng Văn Vang, chủ tịch Hội người cao tuổi xã Trạm Tấu cho biết: “Khi lên trạm xá, bác sĩ cho biết, nguyên nhân chủ yếu gây nên loại viêm lợi dẫn đến rụng răng chính là các mảng bám trên răng.Nguyên nhân gây rụng răng có thể do phụ nữ nơi đây ít quan tâm tới vệ sinh răng miệng. Khi các mảng bám không được thường xuyên làm sạch, vi khuẩn sẽ tấn công đến tận chân răng và gây ra viêm lợi”.

Phụ nữ Trạm Tấu giờ phải trồng răng giả nếu muốn cười tươi.
Bác Nguyễn Thị Yến, người bán hàng tạp hóa ở xã Trạm Tấu cho biết, trong các mặt hàng bán chạy ở đây không có kem đánh răng và díp đánh răng. Không phải giờ đây khi phụ nữ bị rụng răng mới không dùng các loại này mà trước đây cũng không bán được. Đó có thể là lý do dẫn đến cứ ngoài 30 tuổi là phụ nữ Trạm Tấu rụng răng chăng?
Theo Kienthuc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập172
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại858,589
  • Tổng lượt truy cập93,236,253
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây