Học tập đạo đức HCM

Dấu ấn nhiệm kỳ 2010 - 2015 (Bài 21): Xã hội hoá đầu tư và chuyển đổi mô hình quản lý chợ

Thứ năm - 02/07/2015 00:26
Hà Tĩnh là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về công tác xã hội hóa đầu tư và chuyển đổi mô hình quản lý chợ. Đây là kết quả thể hiện quyết tâm về thực hiện chủ trương lớn của cả hệ thống chính trị từ tỉnh, ngành đến các phường, xã trong thời gian qua.

Ngày 13/7/2013, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 53/2013/NQ-HĐND về phát triển thương mại nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới đến năm 2020; tiếp đó, UBND tỉnh ban hành các quyết định, kế hoạch về chuyển đổi mô hình quản lý chợ, xã hội hóa đầu tư xây dựng chợ trên địa bàn cùng nhiều cơ chế, chính sách phù hợp, tạo động lực mới trong thu hút đầu tư và tổ chức chuyển đổi mô hình quản lý.

Thương mại - dịch vụ: Bức tranh mới từ hệ thống chợ

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh kiểm tra chất lượng hàng hóa tại chợ Hội

Bên cạnh các cơ chế, chính sách hợp lý trong thu hút đầu tư xã hội hóa xây dựng chợ, theo ông Trần Nhật Tân - Giám đốc Sở Công thương, thời gian qua, chúng ta có nhiều cách thu hút đầu tư hấp dẫn trên lĩnh vực chợ. Đầu tiên là sự quan tâm, tập trung cao trong lãnh đạo, chỉ đạo của UBND tỉnh và các ngành, địa phương trong công tác xã hội hóa và chuyển đổi mô hình quản lý chợ. Chúng ta tổ chức thành công 2 hội nghị chuyên đề xúc tiến đầu tư về chợ, tạo được sự quan tâm, thiện chí của các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Tại các hội nghị, đông đảo doanh nghiệp, cá nhân đã được tiếp cận tình hình KT-XH, cơ chế, chính sách hấp dẫn của tỉnh về thu hút đầu tư xã hội hóa xây dựng chợ. Đặc biệt, các nhà đầu tư đến với Hà Tĩnh luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình, trách nhiệm về thủ tục hành chính và được đồng hành, sát cánh, tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện dự án.

Quyết tâm cao và cách làm mới của các cấp chính quyền, ngành chuyên môn đã giúp Hà Tĩnh thu hút được nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư. Nhiều chợ xã hội hóa được đầu tư hiện đại, số vốn lớn, đã đi vào hoạt động như: chợ Hội (Cẩm Xuyên); Trung Đình (TP Hà Tĩnh); chợ Mới, chợ Nầm (Hương Sơn)... Hiện, chợ TX Hồng Lĩnh (vốn đầu tư 180 tỷ đồng) và chợ Nam TX Kỳ Anh (vốn đầu tư 150 tỷ đồng) đang được gấp rút xây dựng để đưa vào sử dụng. Mới đây, Công ty Hải An (Bắc Giang) đã được chấp thuận và đang làm thủ tục đầu tư chợ thị trấn Thạch Hà với số vốn 162 tỷ đồng. UBND tỉnh cũng đã chấp thuận chủ trương đầu tư và giới thiệu địa điểm cho phép khảo sát cho HTX Môi trường và quản lý chợ Lương Gia (xã Kỳ Văn) xây dựng chợ Kỳ Văn với mức đầu tư dự kiến 2,5 tỷ đồng. Các ngành đang tham mưu UBND tỉnh chấp thuận chủ trương xã hội hóa đầu tư đối với chợ Trại (Hộ Độ - Lộc Hà) cho HTX Trường Tân, dự kiến vốn 15 tỷ đồng. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp, cá nhân đang tìm hiểu để tiếp tục đầu tư một số chợ trên địa bàn…

Kể từ năm 2013 (sau khi HĐND tỉnh thông qua nghị quyết về phát triển thương mại nông thôn) đến nay, trên địa bàn đã xây dựng mới và đưa vào sử dụng 12 chợ với tổng kinh phí đầu tư đạt 348,919 tỷ đồng, trong đó, kinh phí xã hội hóa chiếm 76,38%; cải tạo, nâng cấp 25 chợ, với tổng kinh phí đạt 37.182 triệu đồng.

Ông Phạm Anh Tuấn - Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển Công thương Miền Trung nói: “Xã hội hóa đầu tư sẽ đưa hệ thống chợ và hoạt động kinh doanh ngày càng văn minh, hiện đại. Từ chợ Hội xập xệ trước đây, chúng tôi đã đầu tư trên 250 tỷ đồng xây dựng chợ mới khang trang, rộng rãi phục vụ nhu cầu mua bán của bà con. Đặc biệt, hàng hóa vào đây được kiểm soát nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn chứng từ; niêm yết giá… nên người tiêu dùng được bảo vệ quyền lợi, Nhà nước thu được thuế và giúp cơ quan chức năng kiểm soát tốt việc thực hiện các quy định quản lý thị trường tại chợ”

Suốt một thời gian dài công tác quản lý chợ trên địa bàn tỉnh bị buông lỏng, gây rất nhiều hệ lụy đối với người tiêu dùng cũng như việc thực hiện các chính sách của Nhà nước. Theo ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Giám đốc Sở Công thương, trước thực tế đó, Sở đã tham mưu UBND tỉnh quyết định chuyển đổi mô hình quản lý. Thực hiện chủ trương này, Ban Chuyển đổi mô hình quản lý chợ cấp tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi các địa phương triển khai các quyết định của UBND tỉnh về quy trình và kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý chợ. Với sự vào cuộc đồng bộ của chính quyền các cấp và ngành chuyên môn, đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành chuyển đổi mô hình quản lý tại 28 chợ. Sau khi chuyển đổi, hoạt động kinh doanh tại chợ bài bản hơn, ngành hàng bố trí hợp lý, vệ sinh môi trường được cải thiện, công tác phòng cháy, chữa cháy đảm bảo, được bà con tiểu thương đồng tình, ủng hộ. Các chợ nông thôn do các HTX quản lý cũng bước đầu khắc phục được một số tồn tại, yếu kém trước đây. Đối với các chợ đã tiến hành chuyển đổi mô hình quản lý, tổng thu ngân sách tăng hàng trăm triệu đồng.

Thương mại - dịch vụ: Bức tranh mới từ hệ thống chợ

Trung tâm thương mại Chợ Hội (Cẩm Xuyên) là một trong những mô hình được xây dựng thành công bằng hình thức xã hội hóa.

Bà Lê Thị Mỹ - Giám đốc HTX Dịch vụ môi trường và chợ Mới - Sơn Long cho biết: “Chợ Mới trước đây chỉ có mấy lều quán tạm bợ được dựng lên làm nơi mua bán. Từ khi chuyển đổi, chúng tôi tiếp nhận, đầu tư chợ khang trang. Trước đây, mỗi năm, xã chỉ thu được 5-6 triệu đồng tiền đất, thì nay, riêng tiền thuê đất đã trên 10 triệu đồng và nhiều khoản khác từ phí ki-ốt, thuế môn bài, tăng gấp 4-5 lần. Bà con tiểu thương và khách hàng đều đồng tình khi nơi mua bán khang trang, hàng hóa được sắp xếp theo ngành hàng phù hợp, vệ sinh môi trường, ATVSTP, an toàn cháy nổ được đảm bảo”.

Theo kế hoạch, đến hết năm 2016, toàn tỉnh sẽ hoàn thành chuyển đổi mô hình quản lý 128 chợ, cơ bản đưa hệ thống chợ vào hoạt động nền nếp, quy củ với phương thức quản lý mới.

Xã hội hóa và chuyển đổi mô hình quản lý chợ đã đưa lại một hệ thống hạ tầng thương mại ở cả thành thị đến nông thôn ngày càng văn minh, hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu kinh doanh, buôn bán và nâng cao hiệu quả công tác về quản lý thị trường tại chợ. Đây là nền tảng để Hà Tĩnh đẩy nhanh tốc độ phát triển TM-DV trong cơ cấu kinh tế tỉnh nhà.

Chính Thu
Theo: baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập450
  • Hôm nay63,566
  • Tháng hiện tại722,893
  • Tổng lượt truy cập93,100,557
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây