Học tập đạo đức HCM

Hàng vạn hộ nông dân đã được bảo hiểm cây lúa

Thứ hai - 25/06/2012 03:02
Theo Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ, từ vụ mùa năm 2011, các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp bắt đầu triển khai chương trình thí điểm bảo hiểm cây lúa giai đoạn từ nay đến năm 2013.

Chương trình nhằm hỗ trợ người sản xuất lúa chủ động khắc phục và bù  đắp thiệt hại do hậu quả thiên tai, dịch bệnh gây ra.

 

 

Tỉnh Đồng Tháp  đã có gần 4.700 hộ tham gia chương trình  với tổng diện tích lúa hơn 1.600 ha tại 3 huyện Châu Thành, Tân Hồng và Tháp Mười.

 

UBND các huyện thí điểm đều thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện và các xã cũng thành lập Ban vận động để thuận lợi trong thực hiện. Nông dân ủy quyền đại diện cho UBND xã ký kết hợp đồng với Công ty Bảo Việt Đồng Tháp.

 

Kết quả, trong vụ đông xuân 2011-2012, có 2.128 hộ (453 hộ cận nghèo) tham gia bảo hiểm cây lúa 552ha (Tân Hồng 101ha, Tháp Mười 223ha, Châu Thành 227ha); ngân sách hỗ trợ trên 680 triệu đồng, nông dân đóng phí trên 25 triệu đồng.

Trong vụ hè thu 2012, đến ngày 15/5 có 2.580 hộ tham gia, tổng diện tích 1.255ha (dự kiến của Bảo Việt là 3.417ha), tổng kinh phí 1,38 tỷ đồng.

 

Theo kế hoạch vụ thu đông, Tháp Mười thực hiện bảo hiểm 600ha lúa, Châu Thành 385ha, riêng Tân Hồng không tổ chức sản xuất lúa thu đông để điều chỉnh lịch thời vụ năm 2013.

 

Tỉnh Nghệ An đã chọn 6 huyện làm thí điểm bảo hiểm nông nghiệp là Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Tương Dương, Thanh Chương và Đô Lương.

 

Đến nay, Bảo Việt Nghệ An đã cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cây lúa cho vụ hè thu 2012 cho gần 30.000 hộ nông dân thuộc 3 huyện Diễn Châu, Yên Thành và Quỳnh Lưu.

 

Ông Phan Bá Trung, Giám đốc Công ty Bảo Việt Nghệ An cho biết,  trong vụ hè thu 2012 có 28.428 hộ nông dân thuộc 3 huyện Diễn Châu, Yên Thành và Quỳnh Lưu của tỉnh Nghệ An được cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cây lúa. Trong đó, số hộ nghèo là 23.410 hộ,  hộ cận nghèo là 3.442 hộ. Tổng diện tích lúa được bảo hiểm là 5.231 ha với giá trị được bảo hiểm là trên 141,4 tỷ đồng.

 

So với vụ đông xuân cuối năm 2011, đầu năm 2012, số hộ tham gia bảo hiểm ở vụ hè thu 2012 cao hơn 6.400 hộ (vụ đông xuân có 22.021 hộ tham gia bảo hiểm cây lúa), diện tích lúa được bảo hiểm cũng lớn hơn (3.885 ha lúa được bảo hiểm ở vụ đông xuân).

 

Như vậy, tới nay, Nghệ An đã trở thành địa phương đi đầu của cả nước trong việc triển khai đề án thí điểm bảo hiểm nông nghiệp của Chính phủ giai đoạn 2011-2013 qua việc triển khai bảo hiểm thành công cho 2 vụ lúa đông xuân 2011 và hè thu 2012..
 

Theo Quyết định 315 của Chính phủ, nông dân nghèo được Nhà nước hỗ trợ phí bảo hiểm 100%, nông dân cận nghèo được hỗ trợ 80%, nông dân bình thường được hỗ trợ 60%, các doanh nghiệp sản xuất lúa trên địa bàn nếu tham gia bảo hiểm thì được hỗ trợ 20% phí bảo hiểm.
 
Đối với cây lúa, có 2 nhóm rủi ro được bảo hiểm là thiên tai gồm: bão, lũ, lụt, rét đậm, rét hại, sương giá, xâm nhập mặn, sóng thần. Đối với dịch bệnh, rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen là những đối tượng dịch bệnh thuộc bảo hiểm đối với cây lúa.
 
Tại vùng tham gia bảo hiểm, nếu năng suất lúa thực thu thấp hơn 75% so với năng suất bình quân của 3 vụ liền kề sẽ được hỗ trợ bảo hiểm. Trong quá trình tổ chức sản xuất, khi xảy ra dịch bệnh thì ngành nông nghiệp sẽ hướng dẫn, chỉ đạo địa phương cũng như các hộ nông dân thực hiện biện pháp phòng trừ. Những chi phí về bảo vệ thực vật đối với cây lúa của vùng bảo hiểm khi xảy ra dịch bệnh, chi phí chữa bệnh cho lúa sẽ được hỗ trợ một phần không quá 20% phí bảo hiểm.

 
 
 
Theo chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập220
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm205
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại217,473
  • Tổng lượt truy cập90,280,866
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây