Học tập đạo đức HCM

294/386 xã đạt chuẩn nông thôn mới: Hà Nội đạt cao kỷ lục!

Thứ sáu - 02/02/2018 10:01
Đó là một trong số nhiều nội dung được đề cập tới tại hội nghị "Cán bộ công chức, viên chức, lao động hợp đồng năm 2018 và tổng kết năm 2017, phương hướng nhiệm vụ của năm 2018" diễn ra sáng nay (2.2) do Văn phòng điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội, Chi cục PTNT Hà Nội đã tổ chức.

294/386 xa dat chuan nong thon moi: ha noi dat cao ky luc! hinh anh 1

Mô hình chăm sóc rau sạch trong nhà lưới tại xã Nam Hồng, huyện Đông Anh. Ảnh: Khánh Nguyên

Sáng 2.2, Văn phòng điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội, Chi cục PTNT Hà Nội đã tổ chức hội nghị "Cán bộ công chức, viên chức, lao động hợp đồng năm 2018 và tổng kết năm 2017, phương hướng nhiệm vụ của năm 2018".

Theo báo cáo của Chi cục Phát triển nông thôn, kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2017 đã có những thuận lợi cũng như khó khăn. Cụ thể, về thuận lợi: Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, tập trung chỉ đạo, tạo nhiều cơ chế chính sách ưu tiên, hỗ trợ đầu tư và khuyến khích phát triển. Đến giai đoạn năm 2016-2020, Trung ương chỉ thực hiện 2 chương trình MTQG là Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. 

Đồng thời, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Chi cục luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạp của các cấp, các ngành từ Trung ương đến Thành phố, đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp của UBND TP và Sở NN&PTNT.

Tuy nhiên, Chi cục PTNT cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn như rủi ro trong sản xuất do biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, lạm dụng phân bón, hóa chất bảo quản,...; công tác phát triển làng nghề nông thôn còn chậm, chủ yếu vẫn là các cơ sở sản xuất nhỏ, thiếu vốn, tính liên kết và hợp tác sản xuất không cao,..

Tại hội nghị, ông Nguyễn Ngọc Long - Phó Chi cục trưởng Chi cục phát triển nông thôn cũng chỉ rõ những kết quả đạt được trong năm 2017 vừa qua trên một số mặt như công tác Kế hoạch tổng hợp, Hành chính tài vụ; công tác quản lý chế biến nông lâm sản và ngành nghề nông thôn; công tác phát triển kinh tế hợp tác nông thôn; công tác quy hoạch ổn định dân cư và một số công tác khác.

Phó Chi cục trưởng Chi cục phát triển nông thôn cũng đã nêu ra những kết quả đạt được như làm tốt công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể và phát triển nông thôn; quản lý ngành nghề, làng nghề, chế biến nông, lâm, thủy sản, kiểm tra chất lượng muối nhập khẩu; quy hoạch ổn định dân cư nông thôn.

Chi cục PTNT Hà Nội cũng hoàn thành tốt chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất đảm bảo công tác tham mưu cho Sở, các cấp, các ngành thành phố trong công tác chỉ đạo, điều hành; tiếp tục phát huy dân chủ, cải cách thủ tục hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong cơ quan, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho cán bộ công chức, xây dựng cơ quan hoạt động ngàng càng vững mạnh và hiệu quả. 

Nhờ những thành tích trên, trong năm 2017, Chi cục PTNT Hà Nội đã đạt được một số kết quả cụ thể.

Song song với những kết quả đạt được, ông Long cũng chỉ rõ ra những nguyên nhân cũng như tồn tại hạn chế trong năm qua. Về công tác phối hợp, triển khai nhiệm vụ, chế độ thông tin báo cáo ở một số địa phương còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu về tiến độ, chất lượng báo cáo còn hạn chế. Môi trường làng nghề chưa được quan tâm đúng mức, công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch các cụm công nghiệp làng nghề còn hạn chế,...

Báo cáo cũng chỉ rõ ra những phương hướng, mục tiêu mà Chi cục PTNT Hà Nội đưa ra trong năm 2018. Trong năm tới, Chi cục sẽ tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ 16, chương trình 02 của Thành ủy về Phát triển nông nghiệp, xây dựn nông thôn mới, nâng cao đời sống của nhân dân; các chương trình mục tiêu quốc gia, mục tiêu thành phố; các Quy hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt; Chi cục PTNT xây dựng nhiệm vụ và một số giải pháp chính trong năm 2018.

Cũng tại hội nghị, bà Hoàng Thị Huyền - Phó Chánh VP chuyên trách cũng đã báo cáo tóm tắt Kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2017, phương hướng nhiệm vụ năm 2018 của VP Điều phối NTM. 

Cụ thể, năm 2017, VP Điều phối NTM đã tích cực triển khai kế hoạch và hoàn thành tốt nhiệm vụ Tham mưu chỉ đạo của  Thành ủy, UBND Thành phố trong việc triển khai thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy đảm bảo vượt các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.

Năm 2017, TP có thêm 2 huyện đạt chuẩn NTM là Thanh Trì và Hoài Đức, đưa tổng số lên thành 4 huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Đến hết năm 2017, toàn thành phố sẽ có 294/386 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Vị thế, vai trò của VP Điều phối NTM thành phố được các cấp, các ngành từ Thành phố tới cơ sở đánh giá cao.

Bên cạnh những kết quả đạt được, VP Điều phối NTM còn nhận thấy một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới như:

Thứ nhất, thành phố chưa ban hành được hướng dẫn công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi sau DĐĐT để tạo điều kiện cho các địa phương có căn cứ tổ chức thực hiện.

Thứ hai, các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, mô hình chuỗi liên kết sản phẩm nông nghiệp của Thành ủy đã có nhưng còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của Thành phố.

Thứ ba, kết quả thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy ở các địa phương chưa thực sự đồng đều. Các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp chưa đủ mạnh, chưa tạo cơ chế thông thoáng cho các nhà đầu tư.

Chính vì vậy, bà Huyền cũng nhấn mạnh về phương hướng nhiệm vụ công tác trong năm 2018 sắp tới cần tập trung vào một số giải pháp chính như tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở trong việc tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ. Đồng thời, thường xuyên cập nhật thông tin liên quan tới mọi hoạt động của VP điều phối để báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố.

Thực hiện nghiêm kỷ cương và kỷ luật hành chính, nội quy, quy chế văn phòng. Thường xuyên tổ chức họp đánh giá hiệu quả và chất lượng công việc của các Tổ chuyên môn; khuyến khích và phát huy năng lực, tinh thần trách nhiệm, sự sáng tạo, nhiệt tình của các cán bộ công nhân viên. Thực hiện tuyên truyền nông thôn mới bằng nhiều hình thức, nâng cao nhận thức cán bộ đảng viên và nhân dân, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động. Nhấn mạnh chú trọng nhân rộng các mô hình, điển hình, làm tốt công tác giảm nghèo; chủ động lồng ghép Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững với các chương trình MTQG khác, nhất là MTQG xây dựng nông thôn mới,...

Theo Anh Đức/ Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập906
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại765,142
  • Tổng lượt truy cập93,142,806
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây