Học tập đạo đức HCM

TP. Hồ Chí Minh thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao phát triển

Thứ tư - 31/01/2018 22:31
Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh chương trình phát triển giống cây, giống con chất lượng cao và tích cực chuẩn bị đội ngũ nguồn nhân lực … là những việc mà TP. Hồ Chí Minh đang thực hiện nhằm thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao phát triển.

Không ngừng tăng trưởng

Theo Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), thời gian qua, ngành nông nghiệp thành phố đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Năm 2017, GRDP nông, lâm, ngư nghiệp của thành phố đạt 8.539 tỷ đồng, tăng 6,3% so cùng kỳ năm 2016. Giá trị sản xuất ước đạt 19.480  tỷ đồng tăng 6,3%; trong đó, trồng trọt tăng 5,8%, chăn nuôi tăng 4,4%, thủy sản tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước.

Riêng tháng 1/2018, giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp đạt 962,7 tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2017; trong đó trồng trọt 236 tỷ đồng, tăng 5,7% ; chăn nuôi đạt 432 tỷ đồng, tăng 4,2%; thủy sản đạt 234 tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2017.

Cũng theo số liệu của Sở NN&PTNT, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất các loại rau ăn lá và ăn quả trên địa bàn thành phố đến nay đã có 389,8 ha, tăng 385,5% so với năm 2016 (101 ha). Nhiều cây trồng và vật nuôi có giá trị kinh tế cao như: rau các loại (doanh thu bình quân khoảng 700 triệu  – 1,4 tỷ đồng/ha/năm), hoa lan (doanh thu bình quân khoảng 2 tỷ đồng/ha/năm), bò sữa (quy mô 20 con: doanh thu  bình quân khoảng 800 triệu đồng/năm), nuôi tôm siêu thâm canh (doanh thu bình quân khoảng 2,7 – 3 tỷ đồng/ha/năm), cá cảnh (doanh thu bình quân khoảng 10 - 12 tỷ đồng/ha/năm).

Cả năm 2018, ngành nông nghiệp thành phố đang phấn đấu thực hiện mục tiêu tăng GRDP đạt trên 5%; tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 6%; giá trị sản xuất bình quân/ha đạt 500 triệu đồng/ha… Để nâng cao giá trị cho sản xuất nông nghiệp, thời gian tới, TP.Hồ Chí Minh sẽ tập trung nhiều nguồn lực phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao.

Đưa công nghệ 4.0 vào quản lý

Tại hội nghị triển khai kế hoạch ngành nông nghiệp năm 2018 của thành phố vừa qua, Phó Chủ tịch UBNDTP Lê Thanh Liêm đã chỉ đạo ngành nông nghiệp khẩn trương xây dựng kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp đô thị giai đoạn 2018 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2025, trong đó tiếp tục phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với các cây, con chủ lực của thành phố.

Theo đó, năm nay, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố sẽ tiếp tục triển khai một số ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ phát triển nông nghiệp đô thị hiệu quả, bền vững gắn với nhiệm vụ thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Cụ thể, với Đề án hệ thống thông tin thị trường nông sản, thành phố sẽ xây dựng phần mềm công nghệ thông tin để thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về diện tích, quy mô của nông hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp về chủng loại cây trồng, vật nuôi; thông tin về thị trường nông sản; cơ chế, chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn; thông tin về tình hình sản xuất và dự báo cung cầu, xuất khẩu nông sản; thông tin về thời tiết, dịch bệnh, nguồn gốc sản phẩm và tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp…

Bên cạnh đó, thành phố còn triển khai truy xuất nguồn gốc rau củ quả tại các hợp tác xã nông nghiệp. Các hợp tác xã tiếp nhận hệ thống in mã vạch và thực hiện in, dán tem mã vạch trên bao bì sản phẩm.

Đặc biệt, TP. Hồ Chí Minh sẽ áp dụng phần mềm bản đồ số hóa vùng sản xuất rau an toàn. Cụ thể, số hóa và xây dựng bản đồ GIS các vùng sản xuất rau an toàn theo thực tế, bao gồm 18 xã. Bản đồ sẽ thể hiện thông tin hiện trạng sản xuất rau, hộ nông dân nằm trong vùng quy hoạch sản xuất rau; vùng trồng rau đạt chứng nhận VietGAP; thông tin các doanh nghiệp, hộ kinh doanh rau quả, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng và phân bón; thổ nhưỡng, điều kiện sản xuất. Bản đồ này sẽ giúp tổ chức, cá nhân và nhà quản lý biết được các thông tin vùng sản xuất rau, hộ sản xuất, cửa hàng kinh doanh rau quả, cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, giống cây trồng theo nhu cầu của người sử dụng.


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập928
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại764,261
  • Tổng lượt truy cập93,141,925
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây