Học tập đạo đức HCM

4.0 đã về từng thửa ruộng, ngành lúa gạo phải chuyển mình

Chủ nhật - 04/11/2018 02:13
Các hợp đồng Chính phủ dần ít đi và thay vào đó là hợp đồng thương mại, xu hướng đấu thầu quốc tế được ưu tiên lựa chọn, xuất khẩu chuyển từ khối lượng sang chất lượng… là những yếu tố đang tác động lớn đến ngành lúa gạo, đòi hỏi hạt gạo Việt phải tự chuyển mình theo hướng bền vững.

Xu hướng chuyển động mới

Đó là nhận định của nhiều chuyên gia về yêu cầu chuyển mình đối với ngành lúa gạo tại Hội thảo “Sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam trong giai đoạn mới” vừa diễn ra chiều ngày (2/11) tại TP. Cần Thơ.

Ngành lương thực Việt Nam trong thời gian gần đây có nhiều biến động, trong đó riêng ngành gạo có bước phát triển mạnh và đạt được kết quả tích cực. Hàng năm, lượng gạo Việt Nam xuất khẩu chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn thế giới. Tuy nhiên, thị trường gạo thế giới đang có những biến động lớn.

40 da ve tung thua ruong nganh lua gao phai chuyen minh

Theo ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), hiện nay hoạt động thương mại gạo đang diễn biến theo một xu hướng mới, các hợp đồng Chính phủ dần ít đi và thay vào đó là các hợp đồng thương mại. Xu hướng đấu thầu quốc tế cũng được các nước nhập khẩu gạo ưu tiên lựa chọn. Đặc biệt, xuất khẩu gạo đang và sẽ chuyển từ khối lượng sang chất lượng.

Hơn thế nữa, xu hướng áp dụng công nghệ trong sản xuất và thương mại gạo đang diễn ra phổ biến. Việc dùng sàn giao dịch để thúc đẩy thương mại gạo cũng là hướng đi mới cho hạt gạo - ông Hải nhận định.

Tại thị trường trong nước, doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang rất hồ hởi với việc Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo có hiệu lực.

Cụ thể, Nghị định 107 đã giúp giảm đáng kể áp lực tồn đọng vốn và chi phí vốn, xóa bỏ quan ngại về bảo mật thông tin, giúp giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, từ đó giảm giá thành, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Theo đánh giá của ông Đỗ Hà Nam – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Intimex Group, Nghị định 107 đang tạo ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp song cũng đặt ra nhiều thách thức.

“Trong bối cảnh mới, các DN phải có năng lực đàm phán và phải giữ chữ tín trong kinh doanh mới giúp hình ảnh gạo Việt Nam tốt hơn”- ông Nam bày tỏ.

Là một trong những nhà nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, đại diện Phoenix cho biết, hiện giá gạo Việt Nam đang cao thứ hai thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ. Đây là điểm bất lợi của gạo Việt. Hơn nữa, gạo Japonica đang trồng phổ biến ở Việt Nam có thể sẽ xảy ra tình trạng cung vượt quá cầu.

Ngoài ra, gạo Việt Nam chưa thâm nhập được sâu vào thị trường châu Âu. “Tôi hy vọng rằng xuất khẩu gạo từ Việt Nam vào EU sẽ có tỷ trọng lớn hơn nhờ hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU” – đại diện Phoenix bày tỏ.

Đưa 4.0 vào đồng ruộng

40 da ve tung thua ruong nganh lua gao phai chuyen minh
Các đại biểu tham gia đối thoại về ngành lúa gạo

Các chuyên gia khuyến nghị, trong định hướng phát triển sản xuất, xuất khẩu gạo thời gian tới, các doanh nghiệp cần tập trung sản xuất theo quy trình sạch, gạo hữu cơ, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ lúa gạo; tổ chức sản xuất theo quy trình chuẩn, đổng bộ từ khâu giống, canh tác, thu hoạch, chế biến, đóng gói; xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất lúa gạo hàng hóa có chất lượng. Đồng thời, xây dựng được uy tín, thương hiệu hạt gạo Việt trên thị trường quốc tế.

Cũng tại đây, đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã kể câu chuyện về thất bại trong liên kết với một số nông dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Theo đó, nhiều bà con đã ký cam kết canh tác theo quy trình VietGap nhưng không hề ghi sổ sách theo dõi đúng quy định. Hay như việc bón thuốc bừa bãi, nay nhớ mai quên. “Có gia đình, người chồng kiên quyết không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nhưng người vợ thấy lá lúa hơi vàng, liền lén lút đi phun thuốc trừ sâu” – vị đại diện doanh nghiệp lấy ví dụ thực tế. Chính bởi vậy, quản lý dư lượng thuốc trừ sâu đang là vấn đề khó khăn của nhiều doanh nghiệp.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Weraphon C-haroenpanit – Tổng giám đốc Công ty TNHH Syngenta Việt Nam- cho biết, Syngenta rất chú trọng hoạt động tập huấn để nâng cao kiến thức cho bà con về cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn hiệu quả. Bên cạnh đó, tại một số quốc gia trên thế giới, Syngenta đã triển khai ứng dụng giúp tính toán dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản, dựa vào dữ liệu về ngày tháng sử dụng, liều lượng phun thuốc, thời điểm thu hoạch...

Sau đó, ứng dụng này sẽ tính ra được hàm lượng MRL (tồn dư thuốc bảo vệ thực vật), từ đó cho phép doanh nghiệp tự biết được sản phẩm của mình có thế đáp ứng tiêu chuẩn của những thị trường xuất khẩu nào. Hiện Syngenta đang nghiên cứu để triển khai đối với mặt hàng lúa gạo cho thị trường Việt Nam- ông Weraphon khẳng định.

Ngoài ra, doanh nghiệp này còn chuyên cung cấp các bộ giải pháp nông học và thuốc bảo vệ thực vật chuyên biệt cho từng giai đoạn phát triển của cây lúa với mục tiêu tối ưu hóa việc sử dụng các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật.

Theo GS.TS Bùi Chí Bửu – Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam, nông nghiệp 4.0 chính là sự thay đổi căn bản phương thức quản lý nông nghiệp, dựa trên thành tựu công nghệ thông tin, công nghệ sinh học mà con người không cần có mặt trực tiếp. Công nghệ điện toán đám mây cùng Internet vạn vật đã mở đường cho những hoạt động quản lý nông nghiệp hoàn toàn mới.

“Ví dụ như giống phải là giống chất lượng cao, phân bón thông minh, thuốc trừ sâu thảo dược; canh tác chính xác; ứng dụng điện toán đám mây để truy xuất nguồn gốc…” – ông Bửu giải thích.

Nguyễn Phượng - Hoàng Tỷ/https://congthuong.vn

 

 


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập84
  • Hôm nay33,816
  • Tháng hiện tại212,383
  • Tổng lượt truy cập90,275,776
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây