Học tập đạo đức HCM

Bài học cũ cho nông thôn mới

Thứ tư - 27/07/2016 12:18
5 năm qua, cụm từ “xây dựng nông thôn mới” trở nên quen thuộc với toàn xã hội. Với một quốc gia có tới 70% dân số liên quan đến “tam nông” như Việt Nam, Chương trình này quả là cần thiết và mang nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, đi liền với những kết quả, lợi ích, sau 5 năm được triển khai và ở thời điểm Chương trình này bước vào giai đoạn mới cũng gợi lên nhiều lo lắng.
 

Phát triển sản xuất,nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân là mục tiêu chính 
của xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng, phát triển nông thôn không phải bây giờ mới được thực hiện, việc này đã được bắt đầu bền bỉ từ hàng nghìn năm trước, với sự chung tay của biết bao thế hệ người dân Việt Nam, thế hệ sau tiếp nối thế hệ trước. Nhờ vậy đã hình thành nên nông thôn Việt Nam với hình hài, diện mạo và thần thái như ngày nay… 

Tuy nhiên, 5 năm qua, công việc này đã được triển khai với quy mô rất lớn, tập trung nguồn lực, với các kế hoạch, mục tiêu, tiêu chí được “số hóa”, định lượng cụ thể tới từng con số, từng chi tiết. Sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương tới địa phương. Những công trình, phần việc cụ thể phải làm thì liên quan, bao trùm mọi mặt của đời sống, từ chính trị đến kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, môi trường, quốc phòng-an ninh… 

Cả từ Trung ương tới 63 tỉnh thành đều xem, xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ trọng tâm, quyết tâm chính trị; huy động tổng lực trí tuệ, sức người, sức của để thực hiện. Chỉ xét riêng con số hơn 263 nghìn tỷ đồng được cả nước huy động trong 5 năm qua cho mục đích xây dựng NTM đã nói lên quy mô của Chương trình.

Với việc triển khai, đầu tư tập trung, lớn như vậy không khó nhận ra sự thay đổi nhanh chóng của nhiều làng quê Việt Nam sau 5 năm. Theo đó, nhiều công trình hạ tầng phục vụ sản xuất, dân sinh đã được mở rộng, nâng cấp, xây mới. Ở nhiều địa phương đồng ruộng được dồn đổi, chỉnh trang, xuất hiện những mô hình, phương thức sản xuất, chăn nuôi mới hiện đại hơn, hiệu quả hơn. Theo số liệu đã được công bố, đến nay cả nước đã có 1.965 xã đạt chuẩn NTM (chiếm 22% tổng số xã, thị trấn trên cả nước); 23 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn huyện NTM. Có những tỉnh như Nam Định, Thái Bình công bố đã có trên 50% số xã đạt chuẩn. 

Tuy nhiên, đi liền với những kết quả, lợi ích, sau 5 năm Chương trình xây dựng NTM được triển khai và ở thời điểm Chương trình này bước vào giai đoạn mới cũng gợi lên nhiều lo lắng, phân vân. Lo lắng lớn nhất là sau 5 năm triển khai Chương trình, nhiều địa phương đã “kịp” để lại một khoản nợ đọng khổng lồ, mà theo số liệu mới được công bố lên tới hơn 15 nghìn tỷ đồng, mà một trong những nguyên nhân đã được chỉ ra là do chính quyền nhiều địa phương phê duyệt đầu tư dàn trải, sai quy định.

Hậu quả là gây lãng phí, nhiều công trình lâm cảnh đầu tư dở dang. Quá trình thực hiện, không ít địa phương đã để xảy ra những việc, những chuyện phiền lòng. Quy chế dân chủ không được tôn trọng khiến không ít địa phương để xảy ra mâu thuẫn, cả mâu thuẫn giữa người dân với chính quyền và mâu thuẫn ngay chính trong nội bộ cộng đồng làng quê.

Nhiều nhất là những mâu thuẫn liên quan đến việc dồn điền đổi thửa. Thay bằng đoàn kết hơn, gắn bó hơn, buồn thay, không ít cộng đồng làng quê trở nên chia rẽ vì xây dựng NTM.

Tình trạng lạm thu khiến xây dựng NTM trở thành gánh nặng của nhiều làng quê nghèo. Rồi nữa, không ít cán bộ hư hỏng, coi đầu tư xây dựng NTM là một cơ hội kiếm chác. Với quyền hành trong tay, nhân dịp này sẵn sàng cấu kết, thông đồng với doanh nghiệp khai khống giá trị đầu tư công trình lên gấp vài lần để trục lợi, ăn chia. 

Trong khi đó nhiều kỳ vọng NTM mang lại vẫn mờ mịt. Ở nhiều địa phương dẫu đã đạt chuẩn nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn chưa thoát khỏi tình trạng lạc hậu, nhỏ lẻ, manh mún, bấp bênh. Nông dân ở đây do vậy vẫn đang phải loay hoay, đơn độc, khốn khổ trong việc tìm đầu ra cho nông sản. Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới cũng là lúc nhiều giá trị văn hóa, bản sắc riêng của nhiều làng quê bị mai một, biến dạng…

Thực tế trên cho thấy chặng đường tiếp theo của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM còn rất nhiều việc phải làm. Trước hết là việc phải giải quyết dứt điểm khoản nợ đọng xây dựng mười mấy nghìn tỷ đồng như chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại hội nghị của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM mới đây. 

Một thực tế khác cũng cần nhìn nhận, đó là hầu hết các xã thực hiện xây dựng NTM giai đoạn đầu đều là những xã thuộc nhóm khá, với khởi đầu có nhiều thuận lợi. Những xã còn lại tới đây mới bắt tay triển khai thường là những xã ở nhóm dưới, khó khăn hơn về nhiều mặt, trong đó có nhiều xã ở khu vực miền núi, vùng xa, vùng sâu thuộc diện đặc biệt khó khăn. Việc triển khai một chủ trương, kế hoạch lớn như xây dựng NTM ở những địa phương này do vậy sẽ khó khăn hơn nhiều, cần nhiều nguồn lực hơn, cả trí tuệ, tiền của và trách nhiệm.

 Thuận lợi nhất của Chương trình ở giai đoạn mới có lẽ là nhiều bài học đã được rút ra sau 5 năm Chương trình được thực hiện. Những bài học đó là gì? Là không thể có những quyết định thiếu cân nhắc, suy xét như lấp hết ao hồ, đốn hạ hết những lũy tre xanh. Không thể có chuyện vi phạm quy chế dân chủ ở cơ sở, phớt lờ nguyện vọng chính đáng của người dân dẫn đến mâu thuẫn, xung đột, chia rẽ.

Không thể có chuyện lạm thu, biến NTM thành gánh nặng của dân nghèo khiến lòng người bất an. Không thể chỉ chăm chăm lo cho “cái vỏ” NTM mà quên đi “cái ruột” là phát triển sản xuất đi liền với gìn giữ văn hóa, bản sắc làng quê. Và ở đó, mọi việc, nhất là chuyện tiền bạc phải được giám sát, trong đó có giám sát của cộng đồng.

“Đường đi” của đồng tiền, trong đó có những đồng tiền do người dân nghèo chắt chiu đóng góp phải được đảm bảo minh bạch, không bị “ném” qua cửa sổ, không bị xà xẻo, được đầu tư đúng chỗ và phát huy hiệu quả. 

Cuối cùng, vẫn cần cần phải nhắc lại, mục tiêu lớn nhất của xây dựng NTM là phải giúp đời sống của người dân ở khu vực nông nghiệp, nông thôn sung túc hơn, đủ đầy hơn, an toàn hơn và bớt lo toan hơn; không cần, không phải, không muốn rời bỏ làng quê của mình. Không đạt được những điều này, dẫu có đạt chuẩn NTM thì cũng không có nhiều ý nghĩa…  

Theo Trần Duy Hưng/daidoanket.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập140
  • Hôm nay38,435
  • Tháng hiện tại164,997
  • Tổng lượt truy cập85,072,033
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây