Học tập đạo đức HCM

Thương hiệu cho nông sản Việt

Thứ tư - 27/07/2016 23:03
Việt Nam không hiếm mặt hàng nông sản thế mạnh, nhưng sản phẩm có thương hiệu trên thị trường quốc tế lại thiếu trầm trọng. Đó là một nghịch lý không dễ khắc phục. Nông sản nước ta phần lớn xuất khẩu ở dạng thô, các doanh nghiệp nước ngoài sau khi nhập đã chế biến và sử dụng tên, thương hiệu của họ.
Điều này, không chỉ làm giảm giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông sản, mà còn là một thách thức lớn đối với sản xuất nông nghiệp nước ta trong bối cảnh hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới.
 
Thực tế, có rất nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu với số lượng hàng đầu thế giới, như gạo, cà phê, hạt điều, cao su, hồ tiêu, cá tra… nhưng giá xuất khẩu lại luôn thấp hơn các sản phẩm cùng loại của nhiều nước và bị thao túng về giá cả. Ở khía cạnh nào đó, các sản phẩm nông sản sản xuất quy mô lớn đều hướng đến thị trường xuất khẩu, tuy nhiên, rất ít khách hàng nước ngoài biết đó là thương hiệu của Việt Nam. Chẳng hạn, dù Việt Nam đứng thứ hai thế giới về sản xuất cà phê (trong đó cà phê robusta đứng đầu thế giới), nhưng vẫn chưa có thương hiệu cà phê theo đúng nghĩa. Một số sản phẩm nông sản khác cũng vậy (gạo, cá tra, rau quả, thanh long…), nhiều năm trở lại đây thường xuất với giá rẻ, thậm chí còn bị bạn hàng ép giá do chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu.
 
Câu hỏi đặt ra là tại sao Việt Nam chưa có thương hiệu đặc trưng cho một số nông sản được xuất khẩu với số lượng lớn? Phải thấy rằng, nông sản Việt Nam thiếu sức cạnh tranh, trước hết là do trình độ thâm canh thấp, quy mô sản xuất manh mún, giá thành lại cao. Đây là hệ quả của việc liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp với nông dân thiếu chặt chẽ, chưa hiệu quả và thiếu tính bền vững. Nông dân sản xuất thì trông cậy vào sự may rủi giá cả thị trường. Doanh nghiệp xuất khẩu thì coi nhẹ việc thiết lập thị trường tiêu thụ ổn định, căn cơ, thậm chí lệ thuộc vào một vài thị trường truyền thống tiềm ẩn nhiều rủi ro. 
 
Phần lớn doanh nghiệp nông - lâm - thủy sản vẫn chưa liên kết với nông dân xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, đảm bảo chất lượng; chưa xây dựng được chuỗi cung ứng nông sản như những tập đoàn, doanh nghiệp nước ngoài để đủ sức điều tiết thị trường. Đơn cử, sản phẩm lúa gạo của Việt Nam luôn đứng trong top đầu về xuất khẩu, tuy nhiên chúng ta chưa có nổi một thương hiệu gạo để quảng bá. Theo một số chuyên gia nông nghiệp, chúng ta chưa có chương trình và nỗ lực thực sự để xây dựng và phổ biến thương hiệu; thiếu sự phối hợp giữa các nhà khoa học, doanh nghiệp, thương lái và nông dân để tạo ra một thương hiệu gạo chất lượng cao… Mặt khác, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, khâu thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch, kỹ thuật canh tác lạc hậu, chất lượng sản phẩm không bảo đảm, giá thành cao khiến nông sản Việt Nam không đủ sức cạnh tranh.
 
Xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam sẽ khó thành công nếu không có chính sách đồng bộ, sự liên kết giữa người làm khoa học, người nông dân và hệ thống chế biến, tiêu thụ. Đó là việc hình thành mối liên kết từ cung ứng đầu vào (người sản xuất) đến khâu lưu thông (thương lái), chế biến (nhà máy, doanh nghiệp) và phân phối sản phẩm. Vấn đề đặt ra là cần có một chương trình đầu tư bài bản, bền bỉ, lâu dài, tuân thủ các yêu cầu về chất lượng nông sản xuất khẩu theo chuẩn quốc tế. 
 
Mặt khác, xây dựng thương hiệu cũng cần đi đôi với việc bảo vệ và phổ biến thương hiệu. Điều đó cũng đòi hỏi, trước hết người sản xuất phải có ý thức về thương hiệu, có hệ thống pháp luật và cơ quan bảo vệ thương hiệu, quảng bá thương hiệu. Thực tế cho thấy, việc thiếu kiểm soát trong quá trình sản xuất và tiêu thụ nông sản, đã tạo điều kiện cho hàng trôi nổi từ nước ngoài giả danh hàng Việt Nam, khiến nhiều nông sản Việt Nam bị thất thế ngay trên sân nhà, chứ chưa nói xuất khẩu.
 
Do vậy, muốn xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt, đòi hỏi tất yếu là phải hướng tới một nền nông nghiệp công nghệ cao, hình thành các vùng chuyên canh nông sản với năng suất và chất lượng cao. Nói cách khác, chỉ có áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ để giảm chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh, thì nông sản Việt Nam mới có đủ khả năng tham gia thị trường toàn cầu.
 
Yến Nhi
http://baotintuc.vn/
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập137
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm135
  • Hôm nay37,910
  • Tháng hiện tại164,472
  • Tổng lượt truy cập85,071,508
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây