Học tập đạo đức HCM

Bàn cách gỡ khó cho doanh nghiệp nông nghiệp

Chủ nhật - 01/04/2012 22:09
Ban Đổi mới doanh nghiệp nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) vừa tổ chức Hội nghị để lắng nghe “cái khó” của DN nông nghiệp...
Chế biến cá tra xuất khẩu. Ảnh minh họa
 
Doanh nghiệp “đua nhau” giải thể 
 
Ông Đào Trọng Lý Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Aprocimex cho biết: Hiện các DN đang trong tình cảnh khó khăn. Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT;, năm 2011, kinh tế nông nghiệp đóng góp hơn 20% vào GDP; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt gần 25 tỷ USD. Ai cung biết, nông nghiệp nông thôn là 1 trong 4 ngành được ưu tiên, nhưng thực ra việc tiếp cận vốn và cung cấp vốn chỉ dễ dàng “trên giấy”. Ông Lý đề nghị Bộ NN&PTNT;, Chính phủ hỗ trợ DN làm ăn phát triển tốt, còn DN èo uột thì cho phá sản, cho “đẹp đội hình”, không xóa nợ, phải khoanh nợ, sau đó thu thuế để nộp ngân sách.
 
Còn ông Phạm Ngọc Thao, đại điện Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, hiện ngành mía đường có 40 DN sản xuất ở 28 tỉnh. Dự kiến, tháng 5-7 sẽ hết vụ. Hiện việc cung đường là 1, 8 triệu tấn trong khi cầu chỉ 1,3 triệu tấn. Thời điểm này có nhà máy phải bán dưới giá thành dưới 16 nghìn đồng/kg. Vì ngân hàng không cho vay, các đại lý không nhập thừa để trữ, buộc các DN sản xuất kiêm luôn “kho trữ hàng” khiến  khó chồng khó.
 
Vì thế, Hiệp hội đã có Văn bản kiến nghị Bộ NN&PTNT; hỗ trợ DN vay vốn để dự trữ 200 nghìn tấn đường, giống như  gạo và café. Kiến nghị Bộ Công Thương phối hợp với Bộ NN&PTNT; có cơ chế xuất khẩu đường linh hoạt, đồng thời, kiến  nghị các cơ quan chức năng có biện pháp nhằm hạn chế đường lậu…. 
 
Tổng Giám đốc Tổng cty Cổ phần 12 xuất nhập khẩu phân bón và giống, xuất khẩu nông sản đề xuất, giống dự trữ quốc gia phải dự trữ giống tốt. Chứ gạo khang dân 18 miền nam, nông dân đã “tẩy chay” thì Nhà nước lại đưa vào dự trữ giống - khi lũ lụt hạn hán lại mang ra trồng – khiến nông dân đã nghèo lại nghèo thêm. Thế mới có cảnh, sau lũ lụt, dù bà con được cấp giống miễn phí song họ không trồng, mà bỏ tiền mua giống khác về trồng. Đặc biệt, nhanh chóng bảo vệ bản quyền giống, phải chọn tạo, duy trì, lưu trữ, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao…
 
Gỡ rối cách nào?
 
Ông Đỗ Văn Nam, Cục trưởng Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối thông tin, việc tạm trữ đường, dự kiến, Bộ NN&PTNT; sẽ kiến nghị Chính phủ cho phép tạm trữ 100 -150 nghìn tấn đường giải quyết khó khăn trước mắt về vốn, chứ không phải do mất cân đối cung cầu. Còn về việc đào tạo kỹ thuật nông nghiệp, kỹ năng xuất nhaaph khẩu nông nghiệp, kỹ năng đưa hàng về nông thôn… nên có sự phối kết hợp với các ngành liên quan ở  các tỉnh thành phố .
 
Ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ tín dụng (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) giãi bày, Ngân hàng hoạt động mang tính hệ thống, đặc thù. Ngân hàng bỏ ra một đồng thì phải biết rõ địa chỉ, doanh nghiệp đó có “tiểu sử” thế nào và kế hoạch kinh doanh sắp tới ra sao. Vì thực tế, trong thời gian qua có nhiều DN “ma” lừa ngân hàng mất mấy trăm tỷ, thậm chí, tới mấy nghìn tỷ đồng. Chưa kể, không hiếm DN vay tiền nhưng lại “đổ vào” bất động sản; có DN cho vay không dám vay vì không  đầu ra.
 
“Nói NH không dành vốn cho nông nghiệp là chưa đúng, năm ngoái NH tăng trưởng tín dụng 12-13%, riêng tín dụng nông nghiệp tăng trưởng 22-25%. Năm 2011, NHNN ban hành Chỉ thị 01 chỉ đạo, vốn tín dụng tập trung ưu tiên cho sản xuất – kinh doanh, khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị định 61/2010 ngày 4/6/2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Thông tư 84/2011 ngày 16/6/2011 của Bộ Tài Chính hướng dẫn một số chính sách tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn theo Nghị định 61/2011; Nghị định 41 của Chính phủ ngày 12/4/2010 của Chính phủ về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; và Thông tư số 14/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Ngoài ra, NHNN còn có 18 chương trình tín dụng hỗ trợ nông nghiệp và nông thôn”, ông Mạnh điểm lại.
Nguồn tinmoi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập337
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm336
  • Hôm nay46,859
  • Tháng hiện tại822,137
  • Tổng lượt truy cập91,995,866
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây